Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

BÁN ĐẤT NỀN GIÁ RẺ DÀNH CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP VÀ TRUNG BÌNH

GIÁ RẺ : TỪ 2,4TR/1M2    ĐẾN  2,7TR/1M2 HOTLINE :0974.97.33.97 BÁN ĐẤT BÌNH DƯƠNG, THỔ CƯ 100%        SỔ HỒNG 201 3 , MẶT TIỀN ĐƯỜN... thumbnail 1 summary
GIÁ RẺ : TỪ 2,4TR/1M2    ĐẾN  2,7TR/1M2
HOTLINE :0974.97.33.97

BÁN ĐẤT BÌNH DƯƠNG, THỔ CƯ 100%      

SỔ HỒNG 2013, MẶT TIỀN ĐƯỜNG LỚN 7M -30M

CAM KẾT BÁN ĐÚNG GIÁ:

 95 TRIỆU - 150 TRIỆU



 
Vị Trí :
 là trung tâm kinh tế sầm uất của Bình Dương,là trung tâm hành chánh  (2015) giáp với trung tâm hành chánh TP Mới Bình Dương.Với diện tích hơn 2.200 ha nhiều tiện ích dịch vụ cùng hệ thống giao thông hiện đại đang thu hút hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước.đất bình dương hứa hẹn sẽ đem đến một diện mạo mới cho kinh tế khu vực Đông Nam Bộ
Tiện Ích Nổi Bật :
 
- Mặt tiền đường 16m-20m,điện nước,truyền hình cáp ,internet đấy đủ
- Trường học,nhà trẻ,bệnh viện,công viên,chợ,siêu thị đang dần đi vào hoạt động.
- Là trung tâm hành chánh quận vào năm 2015
- Không yêu cầu thời gian và kiểu cách xây dựng
-cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đường ,điện tới từng nền đường bê tông 7m  có cống thoát nước hành lang cây xanh
- Với 2 tuyến đường cấp quốc gia Cao tốc Mỹ Phước- Tân vạn,vành đai 4

- VỚI THỦ TỤC PHÁP LÝ MINH BẠCH ĐÚNG PHÁP LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
-VỊ TRÍ ĐẤT
- KHU DÂN CƯ ĐÔNG ĐÚC
- GẦN SIÊU THỊ METRO
- GẦN NGÃ TƯ HÒA LÂM
- TỪ QUỐC LỘ 13 VÀO 500m
- CÁCH TPHCM- THỦ ĐỨC 5Km
- GẦN TRƯỜNG HỌC ,BỆNH VIỆN,CHỢ,KHU VUI CHƠI THIẾU NHI
-THỦ TỤC ĐẤT ĐAI
- SỔ ĐỎ RIÊNG+THỔ CƯ +GPXD
- ĐƯỜNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 10m
- ĐƯỜNG VÀO KHU DÂN CƯ 7m
- CÓ CỐNG THOÁT NƯỚC ,HÀNH LANG ,CÂY XANH
- DÙNG ĐIỆN CỦA NHÀ NƯỚC CÔNG SUẤT300KW

- DT 
                4x10 =40m2                      5 x10=50m2
      ;        4 X15 = 6Om2                   5 X15 = 75m2
               4 X 17 =68m2                    5 X 17 =85m2
               4 X  2O =80m2                5 x20 = 1OOm2
- VÀ CÒN NHIỀU DT VÀ VỊ TRÍ ĐẸP CHO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN
  ;4 x10 =40m    ;4x12 = 48m      ;4 x15=60m
  ;4 x17 =68m    ; 5x10 =50m;      5 x17=85m
Sổ đỏ+ thổ cư+gpxd ,thơi gian ra sổ 30-45 ngày

linh hoạt chia làm 3 đợt
Đợt 1 : cọc 10%nền
Đợt 2 : Thanh toán 70% khi ký hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại phòng công chứng
Đợt 3 : Thanh toán 100% số tiền còn lại khi nhận sổ.
Chiết khấu 2% cho khách hàng mua đất tại cty hoạc giới thiệu khách hàng cho cty
Đặc Biệt " cty hỗ trợ trả chậm cho khách hàng ,hỗ trợ làm kt3 .hộ khẩu nơi khách hàng mua đất tại cty  LIÊN  HỆ SỚM ĐỂ ĐƯỢC VỊ TRÍ ĐẸP 

Liên hệ ngay: 0974.97.33.97 (Mr.Chiến )

Email : nvc.hotro@yahoo.com

Yahoo: nvc.hotro

Địa Chỉ: Khu Phố Bình Phú – Phường Bình Chuẩn – Thị xã Thuận An – TP.Bình Dương

ĐẤT BÌNH DƯƠNG GIÁ CỰC RẺ

Bán đất khu vực THỊ XÃ THUẬN AN - BÌNH DƯƠNG, VỊ TRÍ ĐẸP -  THỔ CƯ 100%  -- ĐƯỜNG NHỰA 12M --  ĐIỆN 3PHA CÔNG SUẤT 300KW  . CÁCH  ngã tư hò... thumbnail 1 summary

Bán đất khu vực THỊ XÃ THUẬN AN - BÌNH DƯƠNG,

VỊ TRÍ ĐẸP - THỔ CƯ 100% --

ĐƯỜNG NHỰA 12M -- 
ĐIỆN

3PHA CÔNG SUẤT 300KW 
.

CÁCH ngã tư hòa lân 500m


liền kề siêu thị điện máy thiên hòa.

CÓTHỂ XÂY DỰNG NGAY,
 SAU

KHI KÝ HỒ SƠ ĐO VẼ TÁCH THỬA.
 

hỗ trợ trả chậm cho người có thu nhập thấp.

chiết khấu 2% cho người giới thiệu khách tới  mua đất.

cách siêu thị METRO 1km


DIỆN TÍCH DỰ AN KDC:


; 4 X 16   ;   4 x  20    ;    4 x   25 ;  4   X  30

  5   X   15    ;  5   X   20  ;  5   X   30    10   X   30

..VVV..GIÁ TỪ 2,4TR/ 4.5 TR /m2


*ƯU ĐIỂM:

NẰM GẦN CHỢ . TRƯỜNG HỌC VÀ BỆNH VIÊN QUỐC TẾ COLOMBIA.

  niền kề với khu công nghiệp VIỆT NAM - SINGAPORS    
.

  • thuận tiện cho việc đi lại cũng như làm việc.
  •  
Liên hệ ngay: 0974.97.33.97 (Mr.Chiến )

Email : nvc.hotro@yahoo.com

Yahoo: nvc.hotro

Địa Chỉ: Khu Phố Bình Phú – Phường Bình Chuẩn – Thị xã Thuận An – TP.Bình Dương

Anh: Giá nhà gần Công viên Olympic tăng 45% kể từ 2005

Giá trị bất động sản tại 14 quận giáp ranh Công viên Olympic tại phía Đông Luân Đôn đã tăng trung bình £92.000 trong 8 năm qua. Nhữn... thumbnail 1 summary

Giá trị bất động sản tại 14 quận giáp ranh Công viên Olympic tại phía Đông Luân Đôn đã tăng trung bình £92.000 trong 8 năm qua.

Những ngôi nhà có mức giá trung bình £206.154 vào tháng 7-2005 đã đạt mức £298.603 vào tháng 3-2013. Mức chênh lệch £92.000 tăng lên này tương đương với £994/ tháng và mức tăng trưởng 45%. Trong khi đó, giá nhà trung bình trên toàn nước Anh và xứ Wales trong 8 năm qua chỉ tăng từ £185.642 đến £239.887, tương đương mức tăng trưởng 29%.

Tốc độ tăng giá ở khu vực Đông Luân Đôn cũng vượt trội so với toàn Luân Đôn xét về tổng thể trong 8 năm (35%) theo nghiên cứu của Lloyds TSB.

Kể từ Olympic 2012, giá nhà tại 14 quận gần Công viên Olympic đã tăng 10%, từ  £271.509 đến £298.603 trong năm tài chính 2013. Giá nhà tại Anh và xứ Wales chỉ tăng 4%. Manor Park và Clapton là nơi tăng trưởng cao nhất từ năm ngoái, đạt mức tương ứng 17,4%  và 16,8%.

Bốn khu vực gần Công viên Olympic nhất - Dalston, Homerton, Shoreditch và Bethnal Green – đều tăng giá nhà lên hơn £115.000/ căn kể từ khi Luân Đôn giành quyền đăng cai Thế Vận Hội. Dalston đạt mức tăng mạnh nhất (£165.606), tiếp theo là Homerton (£161.147), Shoreditch (£151.487) và Bethnal Green (£116.709).

Ông Nitesh Patel, chuyên gia kinh tế nhà ở của Lloyds TSB cho biết: “Sự tái sinh của Đông Luân Đôn là hệ quả của việc trúng thầu đăng cai Olympic 2012, mang lại đầu tư lớn mạnh vào mạng lưới cơ sở hạ tầng, đường sắt và tàu điện ngầm. Một trung tâm mua sắm lớn được thiết lập để phục vụ Đại hội và quan trọng hơn là cho cả một khu vực rộng lớn về lâu về dài.”

“Kể từ tháng 7-2005, mỗi tháng giá trị BĐS của 14 quận quanh đó tăng gần 1000 bảng. Đây là tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn cả nước Anh, Wales và toàn Luân Đôn. Tác động vào giá nhà trong tương lai sẽ tiếp tục phụ thuộc vào việc các công trình Olympic được chuyển giao thành công trình công cộng như thế nào.”

Giá thuê văn phòng tại Hong Kong tiếp tục giảm mạnh

Theo số liệu mới được công bố từ Savills, giá thuê văn phòng khu vực trung tâm Hong Kong giảm 1.7% trong suốt quý II-2013, đánh dấu mức gi... thumbnail 1 summary

Theo số liệu mới được công bố từ Savills, giá thuê văn phòng khu vực trung tâm Hong Kong giảm 1.7% trong suốt quý II-2013, đánh dấu mức giá thuê văn phòng giảm trong quý thứ 8 liên tiếp.

Giá thuê văn phòng tại khu vực trung tâm giảm 3.2% trong quý I và  giảm 18% trong năm 2011.

Ông Simon Smith tại trung tâm nghiên cứu Savills cho hay: “Giá thuê văn phòng giảm tới 20% trong quý II-2011, giá thuê khu vực trung tâm gần chạm mức đáy.”
 

Xu hướng giá thuê nhà giảm tại Hong Kong do chủ nhà vẫn bị chịu nhiều áp lực cũng được ghi nhận bởi Jones Lang LaSalle.

Các điều chỉnh giá thuê nhà có thể thấy tại các tòa nhà AA trong khi giá thuê vẫn giữ nguyên tại các tòa nhà AAA.

Cũng từ báo cáo của Savills: “Chúng tôi tin rằng tâm lý bảo toàn tài chính của người thuê nhà lại hỗ trợ cho thị trường rất nhiều, tuy nhiên điều này sẽ không tốt nếu tình hình này tiếp tục kéo dài.”

Các giao dịch gần đây gồm có E Fund thuê 2.000m2 tại Two IFC và Công ty tài chính đầu tư Du lịch Trung Quốc thuê 3.500m2 cũng tại Two IFC. Ngân hàng Harbin sẽ thuê 1.400m2 tại Exchange Square.

Ngoài khu vực trung tâm thì thị trường  nhà văn phòng có nhiều xu hướng khác nhau và được kì vọng duy trì ổn định.
 

www.Datbinhduong.Ful.vn Theo Batdongsan

"Đột kích" tòa nhà giống máy bay ném bom tàng hình

Tòa nhà Crofthouse ở Australia, có hình dáng giống máy bay ném bom tàng hình, đã đoạt giải thưởng kiến trúc bền vững. Nằm trên phí... thumbnail 1 summary

Tòa nhà Crofthouse ở Australia, có hình dáng giống máy bay ném bom tàng hình, đã đoạt giải thưởng kiến trúc bền vững.


Nằm trên phía Nam bờ biển Victoria gần Inverloch, Australia, tòa nhà Crofthouse vừa giành giải thưởng uy tín Alan và Beth Coldicutt cho Kiến trúc bền vững.

Thiết kế của Crofthouse như thể hòa quyện vào với thiên nhiên. 

Tòa nhà có cảnh quan tuyệt đẹp nhìn ra biển.

Ngôi nhà đã được thiết kế để trông giống như một máy bay ném bom tàng hình.

Công trình này tiêu tốn nhiều vật liệu, đặc biệt là sỏi. Tòa nhà được xây dựng từ vật liệu tự nhiên gồm gỗ trò và đá xanh được khai thác ở địa phương.

Kiến trúc sư James Stockwell giải thích: "Yêu cầu của chủ sở hữu là tòa nhà phải có tầm nhìn toàn cảnh ra bên ngoài, và nơi trú ẩn tốt. Vì vậy, ngôi nhà đã được dựng gần biển và có thể quan sát toàn bộ khung cảnh bên ngoài ở mọi hướng”.

Tòa nhà mang lại cho người chủ sở hữu cảm giác hòa nhập và sống cùng với môi trường tự nhiên tuyệt đẹp.

Crofthouse giống như một khu vườn được bảo vệ kiên cố, có tầm nhìn ra biển và luôn nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

Ngôi nhà tuyệt đẹp có cửa sổ kính lớn để chủ sở hữu ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên xung quanh.

Ngôi nhà có một lò sưởi (trái) và phòng tắm tuyệt đẹp (bên phải).
(Theo KT) 

Hà Nội: Quy hoạch bảo tồn di tích vẫn còn trên giấy

Cuối tuần qua, UBND Thành phố Hà Nội đã đặt vấn đề quy hoạch Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) và Thành Cổ Loa trong bối cảnh mộ... thumbnail 1 summary

Cuối tuần qua, UBND Thành phố Hà Nội đã đặt vấn đề quy hoạch Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (HTTL) và Thành Cổ Loa trong bối cảnh một số di sản văn hóa đang trước nguy cơ bị thu hồi danh hiệu quốc tế. Nhưng khi nào những dự án này mới đi vào thực tiễn vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ!


Khu Di tích Hoàng Thành - chậm trễ quy hoạch chi tiết

Cho tới thời điểm này, một quy hoạch chi tiết cho Khu HTTL – Di sản Văn hóa Thế giới vẫn chỉ xoay quanh các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn. Cuối tuần qua, UBND TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Trung tâm HTTL (tỷ lệ 1/500). Theo đó, Khu Trung tâm HTTL sẽ được bảo tồn, tôn tạo và trở thành công viên lịch sử văn hóa mở.

Theo KTS Vũ Đình Thành – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn, Chủ nhiệm đề án của Thăng Long cho biết: Đề án qui hoạch lần này tập trung nghiên cứu trung tâm HTTL giai đoạn thời Nguyễn, thuộc Pháp và cận đại; nghiên cứu qua các tư liệu về bản đồ và nhận diện lịch sử; đánh giá di tích với tương quan các di sản văn hóa khác. Đề án đề xuất các biện pháp chính về nguyên tắc kết nối không gian lịch sử; Đề xuất việc ứng xử với các công trình kiến trúc (lập danh sách 119 công trình kiến trúc, xin ý kiến giữ lại công trình then chốt, hạ giải các công trình không quan trọng); phục dựng điện Kính Thiên….

Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cho rằng: Nên coi đây là công viên văn hóa lịch sử, cần thể hiện yếu tố lịch sử để phát huy giá trị. Cần làm phương án khai thác tour - nếu làm đường hầm từ HTTL sang 18 Hoàng Diệu, nhưng nên lưu ý vì trong lòng đất có nhiều di tích; cần nghiên cứu cả khu chính trị Ba Đình… Không ít ý kiến lại băn khoăn phối cảnh tổng thể quy hoạch bị cát cứ giữa 18 Hoàng Diệu và Thành cổ; việc tham quan, du lịch, giao lưu cũng khó liên kết. Nên mở không gian từ 18 Hoàng Diệu sang HTTL. Cùng với đó các ý kiến cũng cho rằng: Những công trình bảo tồn, tôn tạo, hạ giải của Quy hoạch cần thống nhất với phê duyệt của UNESCO; Quy hoạch lần này chưa đề cập phương án xử lý sự chồng lấn ranh giới của tuyến đường phía Bắc và phía Đông công trình Nhà Quốc hội… Điều này cho thấy vẫn chưa tìm được sự đồng nhất trong đề án lần này.

Góc thành Cổ Loa
Lo ngại di tích quốc gia đặc biệt sẽ biến mất

Di tích Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Tương truyền, thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc nhưng hiện chỉ còn 3 vòng thành. Và nếu như không có sự can thiệp kịp thời thì vòng thành nội (vòng thành với vai trò là trung tâm phòng vệ, nơi có nhiều di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao như Đền Thượng thờ An Dương Vương, Khu Đình Ngự Triều Di Quy, Am thờ Mị Châu…) cũng sớm biến mất.

Theo kết quả thẩm định của UBND TP Hà Nội: Đồ án quy hoạch đã đánh giá được thực trạng triển khai quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa tỷ lệ 1/2000; các quy hoạch và dự án liên quan đến khu di tích và hiện trạng công tác quản lý bảo tồn và đầu tư xây dựng; xác định các nội dụng kế thừa và các nội dung cần phải điều chỉnh hướng tới quy hoạch Khu di tích Cổ Loa cân bằng giữa 3 yếu tố lịch sử, sinh thái và nhân văn… Đồ án cũng đưa ra được kế hoạch thực hiện, phân chia làm 4 giai đoạn thực hiện, có tính khả thi trên thực tế. Tuy nhiên, đồ án sắp xếp nội dung chưa tuân thủ nội dung nhiệm vụ mà Thủ tướng đã nêu; chưa có nội dung sơ lược qua từng thời kỳ và nhận diện vị trí trong tổng thể di tích quốc gia…

Ông Dương Tuấn - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã chỉ rõ: Hiện nay, nhiều hộ gia đình xây nhà ngay sát chân thành, thậm chí ngay trên thành đã khiến vòng thành nội gần như mất đi hoàn toàn. Như vậy, quy hoạch được phê duyệt là cơ sở để giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân cũng như các cơ quan quản lý về bảo tồn và đầu tư xây dựng. Nhưng làm sao để hài hòa bài toán giữa bảo tồn và phát triển thì vẫn là việc còn phải bàn thảo dài dài.
(Theo ĐĐK) 

Tp.HCM: "Sai đến đâu xử đến đó" nhưng vẫn chưa đình chỉ cán bộ nào!

Về vụ việc "Khởi tố nhiều đầu nậu, cò đất" ở Tp.HCM, trong khi nhà của dân vẫn bị cưỡng chế tháo dỡ vì xây dựng không phép thì đ... thumbnail 1 summary

Về vụ việc "Khởi tố nhiều đầu nậu, cò đất" ở Tp.HCM, trong khi nhà của dân vẫn bị cưỡng chế tháo dỡ vì xây dựng không phép thì đến nay, chưa có cán bộ nào ở huyện Bình Chánh bị đình chỉ công tác để xử lý theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP.


Phóng viên: Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo làm rõ có bao nhiêu đường dây xây dựng nhà không phép (XDNKP), có bao nhiêu cán bộ từ xã đến huyện liên quan... Vậy huyện đã làm chưa, thưa ông.
 

- Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh: Trước mắt, cơ quan chức năng đã khởi tố 1 vụ ở xã Bình Hưng, chúng tôi cũng đã gửi công văn sang Quận ủy quận 8 đề nghị xem xét đối với 1 cán bộ phường có liên quan. Cơ quan Công an đã mời 8 đầu nậu trong số 52 đầu nậu lên làm việc.

Vẫn đang… kiểm điểm!

* Chủ tịch UBND TP chỉ đạo đình chỉ công tác đối với một số chủ tịch UBND thị trấn, xã có liên quan việc XDNKP. Huyện đã đình chỉ bao nhiêu người?

 - Huyện ủy Bình Chánh đã chỉ đạo bí thư, chủ tịch UBND 4 xã: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng và Tân Kiên làm kiểm điểm. Sau đó là những cán bộ cấp dưới có liên quan. Do đang xem xét, kiểm điểm nên chưa đình chỉ lãnh đạo xã nào. Hơn nữa, phải xem xét trách nhiệm quản lý nhà nước, xem có tiêu cực hay không. Hai việc này cần tách bạch rõ ràng vì nếu không có tiêu cực nhưng trong quản lý có sơ hở dẫn đến phát sinh tình trạng XDNKP thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt công vụ; còn nếu có tiêu cực, tùy mức độ có thể xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Hiện công an huyện vẫn đang điều tra.

* Huyện Bình Chánh là điểm nóng về XDNKP trong thời gian dài, vậy những lực lượng như cảnh sát khu vực, thanh tra xây dựng (TTXD) ở đâu mà để tình trạng XDNKP tràn lan?

 - Không phải là thời gian dài mà chỉ bộc phát mấy tháng gần đây thôi! Trước đây, địa bàn huyện Bình Chánh lúc nào cũng là địa bàn nóng về tình trạng XDNKP, hằng năm xảy ra hàng trăm vụ. Trước khi có việc chuyển giao lực lượng TTXD sang Đội Quản lý trật tự đô thị, huyện đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị cùng tham gia phát hiện, báo cáo và xử lý ngăn chặn, thậm chí xử lý nóng ngay từ đầu. Trước khi có sự chuyển giao lực lượng TTXD, trong 5 tháng đầu năm chỉ có 218 vụ XDNKP, so với cùng kỳ năm 2012 giảm hơn 50% và chúng tôi đã xử lý ngay từ đầu hơn 100 vụ, số còn lại lập thủ tục chờ xử lý tiếp. 2-3 tháng gần đây có sự sơ hở, lỏng lẻo nên bộc phát tình trạng XDNKP nhiều.

Lực lượng chức năng tháo dỡ nhà xây dựng trái phép tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM. Ảnh: TÂN TIẾN
 Chung tiền mới được xây

* Thưa ông, người dân khẳng định khi xây nhà, TTXD có xuống nhìn nhưng không lập biên bản. Cụ thể như TTXD T.V.Đ. (xã Vĩnh Lộc A) thông qua một đối tượng để nhận ít nhất 30 triệu đồng/căn nhà, sau đó làm ngơ để chủ nhà tiếp tục xây?

 - Việc này chúng tôi đã giao công an điều tra, nếu có tiêu cực là xử lý nghiêm. Còn hiện đang kiểm điểm trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm công vụ đối với người đứng đầu, người quản lý địa bàn.

* Cụ thể xử nghiêm là như thế nào?

 - Sai đến đâu xử đến đó, tiêu cực đến đâu xử đến đó đúng quy định của pháp luật, Luật Cán bộ công chức, Luật Lao động.

Không nhất thiết tháo dỡ hết

* Đối với những trường hợp XDNKP từ năm 2010-2011, huyện có cho tồn tại hoặc cấp giấy phép xây dựng cho người dân không thưa ông?

 - Không phải trường hợp nào chúng tôi cũng cưỡng chế mà có những trường hợp xử lý cho phép tồn tại. Vì trong các công trình XDNKP không phải tất cả là công trình nhà ở mà có thể chỉ là cái móng của công trình hoặc căn chòi. Khi xử lý, chúng tôi phân loại ra, cái nào không phù hợp quy định pháp luật, không phù hợp quy hoạch thì cưỡng chế, tháo dỡ. Trường hợp phù hợp với quy hoạch thì hướng dẫn người dân lập thủ tục xin giấy phép xây dựng. Không phải cái nào cũng nhất thiết tháo dỡ.

* Vậy đến nay, đã có bao nhiêu trường hợp làm đơn xin giấy phép?

 Chúng tôi đang tập trung xử lý và đã phân loại được hơn 70 căn nhà thuộc trường hợp xem xét và hướng dẫn. Hiện nay tập trung xử lý công trình không phù hợp, sau khi các xã báo cáo về, chúng tôi vẫn thẩm tra lại xem có chính xác hay không, lúc đó tổ công tác mới kết luận hộ đó đủ hay không đủ điều kiện lập thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

* Đối với những hộ xin gia hạn cưỡng chế, tháo dỡ, UBND huyện đã giải quyết được bao nhiêu trường hợp?

 - Xin nói rõ không gia hạn cũng không hoãn mà chỉ tạm dừng. Nếu người vi phạm cam kết trong 3-7 ngày tự tháo dỡ thì chúng tôi tạm dừng để người dân thu dọn tài sản. Hiện số lượng tự tháo dỡ mỗi ngày mỗi tăng nhờ công tác vận động. Cũng nói rõ thêm là có những người phản đối, gửi đơn nhưng chúng tôi chưa chắc họ là chủ công trình vì khi lập biên bản xử lý thì vắng mặt hoặc cố tình tránh mặt, đến khi ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả lại xuất hiện xưng là chủ nhưng không có gì chứng minh. Chúng tôi nghi ngờ họ là đầu nậu đưa người vào cản trở nhằm gây áp lực với chính quyền.

* Thưa ông, đến nay, huyện Bình Chánh đã tháo dỡ bao nhiêu căn nhà xây không phép?

 - Khoảng 500/830 trường hợp, số còn lại sẽ tiếp tục xử lý và chúng tôi đang vận động người dân tự khắc phục hậu quả. Cũng cần nói rõ quan điểm của huyện là xem những đối tượng XDNKP này là những người vi phạm, trước khi vi phạm ở đâu thì nay phải về đó, nếu khó khăn sẽ được tạo điều kiện hỗ trợ xe để về.

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Việc người dân mua bán bằng giấy tay, không thực hiện đăng ký theo quy định nhà nước là sai, tất nhiên sẽ có rủi ro vì chuyển nhượng như vậy là vô hiệu trước pháp luật. Sắp tới, chúng tôi cũng xử lý cả những trường hợp sử dụng sai mục đích và thu hồi theo điều 38 của Luật Đất đai để sử dụng vào những công trình công cộng. Chuyện bán mua như thế nào sẽ có một bước xác minh, căn cứ theo quy định pháp lý để từ đó hướng dẫn cho người dân và đây là một việc khác. Nhiều người mua đất bằng giấy tay nên không đưa ra được chứng cứ để xác định họ có phải là chủ của căn nhà đó hay không.

* Theo ông, trách nhiệm của lãnh đạo huyện như thế nào trong việc để xảy ra tình trạng XDNKP?

 - Đương nhiên lãnh đạo huyện cũng phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước vì để xảy ra tình trạng XDNKP, kể cả để xảy ra những việc khác có vi phạm pháp luật. Còn xử lý thế nào là tùy theo mức độ.
Cơ quan công an sẽ làm rõ

Ông Đoàn Nhật cho biết chính quyền địa phương đã cố gắng xác lập quy chế phối hợp phát hiện xử lý, ngăn chặn từng bước nhằm kéo giảm tình trạng XDNKP. Khó khăn nhất là vào thời điểm chuyển giao lực lượng TTXD sang Đội Quản lý trật tự đô thị, tư tưởng anh em không ổn định nên buông lỏng quản lý. Đội Quản lý trật tự đô thị thì không có chức năng xử lý các công trình xây dựng vi phạm, trong khi lực lượng mỏng mà địa bàn rộng nên phát sinh kẽ hở. Đồng thời, lúc đó chắc chắn có những cá nhân lợi dụng, kể cả trong lực lượng TTXD cũ và trong Đội Quản lý trật tự đô thị cũng có tiêu cực trong lĩnh vực này. Còn ai lợi dụng, ai tiêu cực cụ thể thế nào thì cơ quan công an sẽ làm rõ.
Có “đĩa lòng heo”, vô tư xây?

Ông Trần Văn Hân (ngụ tổ 18, ấp 5A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) rầu rĩ nói: “Năm 2003, từ Nam Định, tôi đưa vợ con vào Tp.HCM làm thuê. Đến năm 2011, khi tích cóp được một ít tiền, gia đình mua mảnh đất rồi vay thêm tiền của người thân để xây căn nhà cấp 4. Khi xây, TTXD của xã là ông Đ. có đến nhưng không nhắc nhở, không lập biên bản.

Căn nhà xây dựng không phép của gia đình ông Trần Văn Hân
vừa bị cưỡng chế tháo dỡ vào ngày 20-7. Ảnh: TÂN TIẾN
Cứ vài ngày, ông Đ. lại đến và xin thẳng chủ những căn nhà đang xây cho đĩa lòng heo để nhậu với cấp trên”. Nhiều người dân sống tại khu nhà xây không phép thuộc tổ 18, ấp 5A, xã Vĩnh Lộc A cũng cho biết “đĩa lòng heo” mà cán bộ Đ. xin để nhậu với cấp trên có giá bình quân từ 30-40 triệu đồng và người dân nộp qua một phụ nữ tên T.

Khi được hỏi vì sao đã có cắm bảng ghi rõ “khu đất phân lô trái phép, cơ quan chức năng đang xử lý” nhưng vẫn xây nhà, nhiều người dân khẳng định bảng báo được cắm giữa năm 2012; còn người dân xây nhà từ năm 2010, 2011.
(Theo NLĐ) 

Liệu đã có người chủ đích thực cho Centre Point?

Chỉ trong vòng 2 năm, dự án cao ốc văn phòng Centre Point đã trải qua 3 đời chủ. Việc mua bán dự án là hoạt động bình thường trong kinh do... thumbnail 1 summary

Chỉ trong vòng 2 năm, dự án cao ốc văn phòng Centre Point đã trải qua 3 đời chủ. Việc mua bán dự án là hoạt động bình thường trong kinh doanh. Tuy nhiên, thương vụ Centre Point lại có nhiều điểm khá thú vị.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý II-2013 của CBRE Việt Nam, chủ nhân mới của toà nhà có diện tích mặt bằng hơn 400 m2 tại số 106 đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận là Mapletree Vietnam.

Dự án Centre Point do Công ty Cổ phần Phát triển Tài trợ Địa ốc R.C (Refico) làm chủ đầu tư với tổng vốn khoảng 40 triệu USD. Năm 2008, Refico được Ủy ban Nhân dân Tp.HCM duyệt giá cho thuê quyền sử dụng là 33,57 tỉ đồng trong 32 năm đối với khu đất vàng này.

Theo chủ đầu tư, Centre Point được thiết kế theo tiêu chí tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ (80% diện tích tòa nhà tiếp nhận được ánh sáng tự nhiên) và có thể giảm 20% lượng khí thải CO2 so với các tòa nhà có cùng diện tích.

Dự án đã được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2009. Nhưng chỉ hơn 1 năm sau, Centre Point đã được chuyển nhượng lại cho Japan Asia Vietnam, một quỹ đầu tư bất động sản đến từ Nhật. Thông tin này có lẽ sẽ có ít người biết, nếu như Jones Lang LaSalle Vietnam không cho biết đang môi giới để bán tòa nhà này vào 2 năm trước. Trước đó, Jones Lang LaSalle Vietnam đã mất hơn 1 năm mới dàn xếp xong thương vụ chuyển nhượng cổ phần từ chủ đầu tư Refico cho Japan Asia Vietnam.

Điều bất ngờ là chỉ chưa đầy 7 tháng kể từ khi mua lại, Japan Asia Vietnam lại tiếp tục nhờ Jones Lang LaSalle Vietnam tìm đối tác để sang nhượng.

Giá Refico bán cho Japan Asia Vietnam không được tiết lộ. Tuy nhiên, theo một chuyên gia bất động sản, nguyên là giám đốc đầu tư của một công ty bất động sản nước ngoài lớn tại Việt Nam, Refico đã thu về khoảng 69 triệu USD. Nếu căn cứ vào tổng vốn đầu tư khoảng 40 triệu USD, giá bán này là quá hời cho Refico.

Nếu như Centre Point là món hời của Refico thì lại là quả đắng đối với Japan Asia Vietnam nếu giá họ bán cho Mapletree vào khoảng 54 triệu USD như vị chuyên gia trên tiết lộ. Không có bên liên quan nào lên tiếng về thông tin này, nhưng trong bản nghiên cứu được công bố hồi cuối tháng 6, Dragon Capital có viết: “Tòa nhà được bán lần thứ hai trong 2 năm qua mặc dù nhà đầu tư đã chịu lỗ to trong thương vụ bán lại này”.

Bản nghiên cứu đã khẳng định thông tin do vị chuyên gia trên tiết lộ là chính xác. Và có lẽ con số “lỗ to” mà Dragon Capital nói đến là vào khoảng 15 triệu USD.

Nếu như Centre Point là món hời của Refico thì lại là quả đắng đối với Japan Asia Vietnam. Ảnh: Tuyển Phan
Vì sao Japan Asia Vietnam lại bán nhanh và chấp nhận khoản lỗ lớn như vậy?

Hai năm trước, khi trả lời báo giới về lý do Japan Asia Vietnam quyết định bán Centre Point, ông David Lyons, Tổng Giám đốc Jones Lang LaSalle Vietnam, cho biết vì có kế hoạch đóng quỹ vào quý I-2013 nên Quỹ sẽ thoái vốn tại tất cả các dự án đang đầu tư.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia bất động sản, phân khúc văn phòng cho thuê đang bão hòa khiến giá thuê ngày càng giảm và đây cũng có thể là lý do khiến Japan Asia Vietnam quyết định rút khỏi Việt Nam.

Năm 2008, Japan Asia Vietnam đã khai trương văn phòng tại Tp.HCM. Khi đó, giá thuê văn phòng hạng A tại thị trường này lên đến gần 80 USD/m2 (khoảng 1,5 triệu đồng/m2, tính theo tỉ giá 19.400 VND/USD ngày 18.6.2008). Tuy nhiên đến năm 2011, con số này chỉ còn chưa đầy phân nửa.

Nhưng nếu như vậy, tại sao Mapletree lại mua Centre Point? Theo Dragon Capital, tỉ suất sinh lợi đầu tư tăng từ 10,6% lên gần 13,5% và do đó thương vụ này rất tốt cho Mapletree. Chưa biết cách tính của Dragon Capital như thế nào, nhưng đối với một thị trường bất động sản có rủi ro cao như Việt Nam, mức lợi nhuận 13,5% không hề cao. Tại Việt Nam, ngay cả phân khúc có mức lợi nhuận thấp nhất là nhà giá rẻ đã có tỉ suất sinh lời trên 15%.

Một lý do có thể khiến thương vụ này trở nên tốt là giá thuê văn phòng tăng trở lại, làm tăng tỉ suất lợi nhuận (giá thuê của Centre Point hiện vào khoảng 27 USD/m2, tương đương 570.000 đồng/m2). Thế nhưng, không chỉ giá thuê đang giảm xuống mà tình hình ảm đạm cũng buộc các chủ đầu tư phải đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách thuê. Do đó, việc tăng giá thuê rất khó xảy ra trong ngắn hạn.

Có lẽ lý do Mapletree muốn có một văn phòng ở Việt Nam xem ra hợp lý hơn. Bởi lẽ, hình thức đầu tư vào dự án có sẵn thường được các nhà đầu tư nước ngoài chưa có văn phòng ở Việt Nam và chưa có kinh nghiệm quản lý nhà thầu tại Việt Nam lựa chọn.

Mapletree là tập đoàn quản lý quỹ, đầu tư và phát triển bất động sản tập trung vào thị trường châu Á. Trong đó, Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Công Thương hồi đầu năm 2012, ông Chua Tiow Chye, Giám đốc Đầu tư Mapletree, cho biết: “Công ty cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam và tin tưởng vào tiềm năng dài hạn của thị trường này”.

Số vốn Mapletree cam kết đầu tư lên đến 1 tỉ USD, rót vào những lĩnh vực như hậu cần, công nghiệp, văn phòng, bán lẻ. Hiện tại, các dự án đã đi vào hoạt động của Mapletree chủ yếu trong lĩnh vực hậu cần như Mapletree Logistics Center tại Khu Công nghiệp VSIP I (vốn đầu tư 400 triệu USD), Mapletree Binh Duong Logistics Park (110 triệu USD), hay Mapletree Logistics Center tại Bắc Ninh (70 triệu USD).

Có lẽ Mapletree đang cần một đại bản doanh tại Việt Nam. Và nếu đúng như vậy, có thể cam kết1 tỉ USD của Tập đoàn sẽ sớm trở thành hiện thực.
(Theo NCĐT) 

Băng BĐS sẽ tan khi được mua nợ xấu?

Các chuyên gia vẫn lo ngại về hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ xấu mặc dù doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi chưa từng có vớ... thumbnail 1 summary

Các chuyên gia vẫn lo ngại về hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ xấu mặc dù doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi chưa từng có với cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, thưởng, không phải lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã mua...

PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Cường, chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội để cùng mổ xẻ câu chuyện này.
Chủ đầu tư bất đắc dĩ thành... lừa đảo
- Thưa ông, hiện tại có những khách hàng mua nhà trên giấy tại những dự án bất động sản mà chủ đầu tư đã vướng vào vòng lao lý, họ muốn thành lập công ty, hoặc nộp tiền qua công ty khác, ngân hàng để tiếp tục "nuôi sống" dự án hoặc thực hiện tiếp hợp đồng mua nhà, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi cho rằng, những "ông chủ" doanh nghiệp đã bị pháp luật xử lý, mất quyền kiểm soát công ty, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc làm của mình. Tuy nhiên, họ vẫn còn khối tài sản để lại. Việc xử lý khối tài sản này theo quy định của pháp luật. Phải xem khối tài sản đó đã thế chấp tại các ngân hàng chưa, đã gán nợ cho các đối tác chưa. Việc người dân thành lập công ty để quản lý khối tài sản đó sẽ rất khó, bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề pháp lý. Nguyên tắc để một pháp nhân phải được cấp giấy phép hành nghề lĩnh vực xây dựng, phải có kinh nghiệm, có lượng vốn đảm bảo mới được kinh doanh. Trước việc chủ đầu tư rơi vào vòng lao lý, người dân không lấy được nhà, họ bức xúc cũng là lẽ đương nhiên.
Dự án của Tập đoàn Megastar đang bỏ lửng.
- Nghĩa là việc người dân muốn tự cứu mình bằng cách vận động thành lập doanh nghiệp duy trì dự án BĐS là điều không tưởng?
Nếu như người dân tự thành lập doanh nghiệp thì phải đáp ứng được nhiều yếu tố như thâm niên, kinh nghiệm đầu tư nhà cao tầng, được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh về lĩnh vực xây dựng. Còn người dân muốn thành lập công ty để mua đi bán lại BĐS thì phải có giấy phép hành nghề kinh doanh BĐS. Việc người dân lo lắng cũng có lý, bởi khi người ta đóng tiền rồi, nhưng chủ đầu tư bị bắt thì tiền ấy sẽ đi đâu và được xử lý như thế nào?
- Ông nghĩ gì về "chữ tín" trong kinh doanh trong thời điểm khó khăn, mối quan hệ của doanh nghiệp - ngân hàng - khách hàng từ "đối tác" chuyển sang "đối đầu"?
Đây là sự rủi ro của khách hàng cũng như chủ đầu tư. Chúng ta  phải nhìn vấn đề hai mặt, bản thân chủ đầu tư cũng không muốn lừa đảo khách hàng mà do nhiều yếu tố dẫn đến chuyện vướng vào vòng lao lý. Chẳng hạn trình độ quản lý non kém dẫn đến thất thoát, do sai lầm trong chiến lược kinh doanh khiến hàng hoá tồn đọng là nguyên nhân tạo ra sự bất tín với khách hàng. Cũng có sự rủi ro do chính sách đưa lại, ví dụ khi chủ đầu tư xây toà nhà 20 tầng phía ngân hàng cũng đã thoả thuận cho vay vốn nhưng sau đó, do việc thắt chặt tín dụng ngân hàng không tiếp tục cho vay nữa. Lúc ấy, không chủ đầu tư nào có nguồn vốn dự phòng đủ lớn để khắc phục phần còn lại bị thiếu hụt ấy nên dự án chậm tiến độ, thậm chí bị siết nợ khiến doanh nghiệp phá sản, chủ doanh nghiệp bị tù tội. Chủ đầu tư có tội sẽ bị cơ quan điều tra xem xét, nhưng dù vì lý do gì thì điều này cũng ảnh hưởng lớn đến niềm tin của khách hàng, làm xáo trộn sự khó khăn của nhiều người.
Mua nợ xấu chưa thể phá băng thị trường BĐS
- Thưa ông, hầu hết các dự án xây dựng đều huy động vốn vay thế chấp từ ngân hàng vì vậy nợ xấu trong BĐS chính là mối lo của ngành ngân hàng. Vậy việc mua bán nợ xấu trong BĐS chính là cứu ngân hàng chứ không phải vì người mua nhà?
Hầu hết các dự án BĐS dở dang đều là sở hữu của ngân hàng. Vì thế tài sản, của cải của nhà đầu tư sau khi bị bắt đều thuộc về ngân hàng. Việc thành lập công ty mua bán nợ xấu của các TCTD (VAMC) nếu các ngân hàng đồng ý thì họ sẽ mua bán tài sản của chủ đầu tư cho công ty khác. Khi ấy, tài sản của chủ đầu tư sau khi hoán trừ cho ngân hàng còn thừa ra mới được trả cho những người dân mua nhà theo hình thức góp vốn. Như vậy thứ tự ưu tiên sẽ không dành cho người dân.
- Nhưng cũng có khó khăn bởi định giá BĐS để thế chấp vay vốn ngân hàng chỉ là 50-70%, như vậy các chủ đầu tư nếu có bán tài sản cũng chưa chắc trả đủ vốn và lãi đã vay của ngân hàng. Vậy thì, người mua nhà vẫn chịu thiệt thòi nhất nếu VAMC vào cuộc?
Điều này là đương nhiên rồi. Chính vì thế, người mua nhà nên tham gia ý kiến của chuyên gia BĐS, hay luật sư có kinh nghiệm về BĐS sẽ bảo vệ quyền lợi khi có rủi ro xảy ra. Tôi cũng muốn nói lại, rất ít chủ đầu tư bị bắt xuất phát từ ý thức chủ quan lừa đảo khách hàng mà hầu hết là do khó khăn không lường trước được xảy đến. Thực tế, người dân không thể tự cứu mình bằng cách thành lập công ty để mua bán chính khoản đầu tư của mình hoặc duy trì dự án vì không đủ điều kiện.
- Vậy theo ông, việc VAMC mua bán nợ xấu BĐS có hy vọng phá băng thị trường này hay không?
Tôi cho rằng rất khó "phá băng" của thị trường BĐS trong thời điểm này. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhận động thái sự nỗ lực của Chính phủ. Tôi cho rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ sự hỗ trợ từ  các địa phương, quy hoạch, nguồn tài chính... mới có thể phá băng. Bên cạnh đó phải có sự quan tâm để người nghèo có thể mua được nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo NĐT) 

Sa chân vào BĐS: Rút không dễ!

Dự án hoàn tất nhưng bán không được dẫn đến hàng tồn kho tăng lên trong khi vẫn phải trả lãi suất, đáo hạn ngân hàng… là những nguyên nhân... thumbnail 1 summary

Dự án hoàn tất nhưng bán không được dẫn đến hàng tồn kho tăng lên trong khi vẫn phải trả lãi suất, đáo hạn ngân hàng… là những nguyên nhân khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cố tháo chạy khỏi thị trường.

Bán dự án, “bỏ” công ty

Mới đây, thị trường BĐS nổi đình đám với phi vụ Vingroup chuyển nhượng thành công tòa nhà Vincom A với lãi ròng 4.300 tỷ đồng. Đây quả là nằm mơ cũng không thấy đối với hàng ngàn doanh nghiệp khác khi mà thị trường BĐS ế ẩm, tuột giá không phanh, không dễ gì tìm người mua căn hộ trị giá một vài tỷ đồng huống hồ chi bỏ ra gần 10.000 tỷ đồng để mua một tòa nhà. Tất nhiên, bán có lời là triết lý trong kinh doanh, đó cũng là bước đi “xây lên rồi bán” của Vingroup, trước đây cũng đã từng bán tòa nhà tại Hà Nội.
Chung cư 584 Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú, bỏ dang dở vì chủ đầu tư gặp khó khăn

Cuối tháng 6/2013, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thông qua kế hoạch “bán sỉ căn hộ hoặc bán các dự án hoặc bán cổ phiếu của các công ty con đang sở hữu dự án” nhằm tái cấu trúc lĩnh vực BĐS. Mục đích bán nhằm thu tiền mặt về dự trữ và giảm nợ vay. Trên thực tế, nhiều dự án của HAG tại TPHCM đã từng áp dụng hình thức bán sỉ căn hộ: An Tiến huyện Nhà Bè, Hoàng Anh River View quận 2... Nhìn xuyên suốt giai đoạn khó khăn vừa qua, có thể thấy công ty đã có lộ trình hẳn hoi để rút khỏi thị trường BĐS TPHCM. Năm 2009, HAG hạ giá 40% để bán chung cư Hoàng Anh River View. Năm 2011, một công ty thứ cấp hạ giá 20% để bán chung cư An Tiến, rồi sau đó tiếp tục bán rẻ chung cư Thanh Bình, quận 7. Đó là những bước đi hiện thực hóa chủ trương “thoát” dần khỏi BĐS mà ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị HAG đã từng tuyên bố với cổ đông, BĐS không sinh lợi, rút tiền để trồng cao su, trồng mía đường ở Lào, Campuchia và bây giờ là đầu tư BĐS ở Myanmar, để tăng trưởng bền vững, ổn định dài hơi.

Một đại gia BĐS khác đang rơi vào vòng xoáy nợ nần và đang “thu gọn” lại đó là Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG). Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị QCG, than thở: “Mỗi tháng công ty phải trả lãi vay tương đương vài căn hộ, tài sản ra đi mà không cứu được”. Đối phó với khó khăn, QCG đã giảm dần nhân sự, mỗi công ty con chỉ duy trì 3 người: một giám đốc, một kế toán và một người phụ trách kinh doanh. Tiếp đó, đầu tháng 7-2013, QCG đã có văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông báo về việc thoái vốn khỏi 2 công ty con, đó là Công ty TNHH Thương mại xây dựng đầu tư phát triển nhà Hưng Thịnh và Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Quốc Cường. Theo báo cáo tài chính cuối năm 2012, QCG đã đầu tư vào 2 công ty này tổng cộng 81 tỷ đồng. Đặc biệt, trước đó Công ty TNHH Đầu tư phát triển nhà Quốc Cường đã bị tòa xử thua kiện khách hàng và đang kháng cáo.

“Rút” không dễ!

Tất nhiên, không thể nói rút vốn khỏi BĐS là thực hiện được ngay. Chẳng hạn, Công ty TNHH XD-SX-TM Tài Nguyên làm chủ đầu tư dự án chung cư Kenton, hiện nay đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, xây xong phần thô nhưng chỉ có mỗi… chủ đầu tư là khách hàng duy nhất. Tìm các giải pháp, từ chẻ nhỏ căn hộ đến chuyển đổi công năng sang khách sạn đều không khả thi, vì chủ đầu tư xây dựng cao cấp, diện tích căn hộ quá lớn. Việc thoái vốn khỏi dự án này gần như bế tắc.

Đối với tập đoàn nhà nước, một thời BĐS lên “cơn sốt” đã lôi kéo nhiều đơn vị đổ tiền vào đất. Bây giờ thoái vốn là nhiệm vụ, nhưng bằng cách nào? Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) quả là dũng cảm khi thừa nhận việc thoái vốn khỏi BĐS là thực tế khó khăn.

Ông Thực nói với báo giới: “PVN đang gặp khó trong việc thoái vốn ngoài ngành, nhất là BĐS. Chúng tôi đang khó thoái vốn ở các dự án BĐS, cụ thể là khó về thời điểm thoái vốn và ai mua. Trước đây, chủ trương của chúng ta là làm thế nào khi thoái vốn vẫn phải bảo toàn được vốn nhà nước. Được biết, hiện Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng quy chế, cách thức thoái vốn nhưng vẫn bảo toàn vốn. Vì vậy, PVN cũng đang chờ hướng dẫn từ Bộ Tài chính. Trong đó, PVN cũng đặt mục tiêu sẽ cố gắng chọn thời điểm thoái vốn làm sao bảo toàn vốn nhà nước cao nhất”.

Trên thông tin đại chúng và thông số trên sàn chứng khoán, nhiều công ty “họ dầu khí” đầu tư vào BĐS đã lỗ. Đơn cử, Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land) đã từng tuyên bố cắt lỗ tại dự án chung cư Petrolandmark, quận 2 dự kiến lỗ khoảng 70 tỷ đồng. Sau “cắt lỗ”, dự án nằm im dở dang, khách hàng kiện cáo, hiện nay đang tái khởi động trở lại thông qua việc thay nhà thầu khác. Ngoài dự án này, công ty cắt lỗ liên tục các dự án khác, kể cả bán tài sản… dẫn đến “cụt” vốn trên 195 tỷ đồng! Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) là mẹ và đồng thời là đối tác của nhiều công ty có “họ dầu khí” nhưng đầu tư BĐS khác, năm 2012 lỗ to nhất trên cả 2 sàn chứng khoán, lên tới 1.368 tỷ đồng. Cuối cùng PVN chính là “mẹ” của PVX, bơm vốn liên tục, đến cuối năm 2012 nâng tỷ lệ sở hữu lên 54,55% với tổng số vốn là 2.181 tỷ đồng. Trong tình thế này, hãy chờ PVN có “diệu pháp” nào để thoái vốn vẫn bảo toàn vốn?
(Theo SGGP)