Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Cập nhật tiến độ một số dự án BĐS tại Q.7, Tp.HCM

Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về tiến độ một số dự án BĐS khu vực Q.7, Tp.HCM như: Kenton Residence, cao ốc Hưng Phát, Phú Hoàng Anh... thumbnail 1 summary

Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về tiến độ một số dự án BĐS khu vực Q.7, Tp.HCM như: Kenton Residence, cao ốc Hưng Phát, Phú Hoàng Anh, Era Town, Lacasa.

Dự án Kenton Residences

Kenton Residences tọa lạc trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7. Dự án do Công ty TNHH Xây dựng - Sản xuất - Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư. Kenton Residences được thiết kế gồm 03 phân khu: Plaza, Residences và Sky Villas với 9 tòa nhà.

Hiện tại, tòa nhà cao nhất 35 tầng đã hoàn thiện phần xây thô. Công trường đang tạm dừng và chưa thấy dấu hiệu sẽ thi công tiếp phần hoàn thiện.


 

 

 

Dự án cao ốc Hưng Phát

Dự án cao ốc Hưng Phát tọa lạc tại ngã ba Phước Lộc huyện Nhà Bè. Dự án có số tầng cao trung bình là 19 tầng. Các tiện ích trong dự án bao gồm: GYM, trung tâm thương mại, ẩm thực, nhà trẻ…

Công trình đang thi công ở sàn tầng 8, dự kiến hoàn thành vào quý II/2014.


 

 

Dự án Phú Hoàng Anh (giai đoạn 2)

Phú Hoàng Anh (giai đoạn 2) tọa lạc trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè. Dự án được phát triển bởi Hoàng Anh Gia Lai Group với nhiều tiện ích: hồ bơi, sân tennis, vườn trẻ, nhà hàng... Dự án có 7 block với chiều cao tối đa 31 tầng.

Hiện tại, dự án đang thi công sàn tầng 7.


 

 

Dự án Era Town

Dự án tọa lạc trên tuyến đường 15B nối Nguyễn Lương Bằng cách đô thị Phú Mỹ Hưng khoảng 1km, trên địa bàn phường Phú Mỹ, Quận 7.

Dự án được phát triển bởi công ty CP Đức Khải với thiết kế đa năng: nhà trẻ, trường tiểu học và trung học, siêu thị, nhà hàng, dịch vụ y tê, trung tâm thể thao, hồ bơi, khu sinh hoạt cộng đồng. Dự án đã hoàn thành phần thô và đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện.
 

 

 

 

Dự án Lacasa

Dự án tọa lạc trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Quận 7. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Vạn Phát Hưng. Dự án được thiết kế gồm nhiều chức năng: trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, trung tâm y tế, nhà hàng, siêu thị…

Dự án gồm 15 block và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện block 1A và 1B.
 

 

 
(Theo Vland) 

Seaprodex Việt Nam lừa bán căn hộ trên giấy, chủ tịch HĐTV có liên quan?

Không chỉ ông Nguyễn Hữu Lộc - nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Thủy sản VN, Cty TNHH MTV (viết tắt Seaprodex VN) - mắc nhiều sai phạm, ngay ... thumbnail 1 summary

Không chỉ ông Nguyễn Hữu Lộc - nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Thủy sản VN, Cty TNHH MTV (viết tắt Seaprodex VN) - mắc nhiều sai phạm, ngay cả người kế nhiệm là ông Võ Phước Hòa, Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN từ tháng 3.2013 - cũng mắc không ít sai phạm suốt thời gian qua.

Lừa bán căn hộ… “3 không”

Cty cổ phần thủy đặc sản (viết tắt Seaspimex, thuộc Seaprodex VN) được Nhà nước cho thuê khu đất 20.000m2 làm nhà máy, tại số 213 Hòa Bình, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM. Năm 2004, do phải di dời nhà máy ra ngoại thành, Seaspimex xin UBND Tp.HCM cho chuyển đổi mục đích sử dụng 20.000m2 đất trên sang xây dựng cụm nhà ở chung cư cao tầng. Ngày 12/10/2005, UBND Tp.HCM mới ra văn bản 6515/UBND-CNN, chấp thuận; tuy nhiên, trước đó, ngày 14/9/2004, ông Võ Phước Hòa – lúc đó là Tổng GĐ Seaspimex đã ký 2 văn bản: Hợp đồng kinh tế số 372/HĐKT và giấy ủy quyền, với ông Nguyễn Thanh Sơn – Tổng GĐ Cty cổ phần đầu tư – xây dựng – kinh doanh địa ốc Đại Đô Thành (trụ sở 78/H1 Cộng Hòa, P.4, Q.Tân Bình, Tp.HCM).

Khu đất 213 Hòa Bình, Q.Tân Phú, hiện được Seaspimex lấy về cho Đại học Hồng Bàng thuê, sau khi Cty Đại Đô Thành ký hàng loạt hợp đồng lừa bán căn hộ trên đó.


Theo đó, Seaspimex và Cty Đại Đô Thành cùng hợp tác đầu tư và kinh doanh dự án “Kết hợp di dời cơ sở sản xuất và đầu tư dự án khu thương mại – nhà ở cao tầng” tại 213 Hòa Bình, Q.Tân Phú, Tp.HCM. Dự án trên gồm: Xây dựng mới nhà máy chế biến thủy sản tại huyện Bình Chánh, có tổng trị giá 30 tỉ đồng và xây dựng một khu nhà ở cao tầng tại 213 Hòa Bình, với tổng vốn đầu tư là 579 tỉ đồng. Seaspimex góp vốn bằng giá tiền đền bù giải tỏa, trị giá tài sản trên đất. Cty Đại Đô Thành phải thanh toán cho Seaspimex 183,5 tỉ đồng và chịu trách nhiệm về vốn cho xây dựng đầu tư – kinh doanh dự án. Ngoài ra, ông Hòa cam kết: Seaspimex góp 30% vốn cùng Đại Đô Thành làm chủ khai thác khu thương mại. Tiền góp vốn của Seaspimex được cấn trừ vào tổng số tiền Cty Đại Đô Thành phải trả cho Seaspimex (183,5 tỉ đồng)...

Tại giấy ủy quyền, ông Hòa ủy quyền cho Cty Đại Đô Thành “toàn quyền quyết định đầu tư, kinh doanh và trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán liên quan đến dự án. Toàn quyền quyết định quan hệ với các thành phần tín dụng, ngân hàng và các đơn vị tài chính, cũng như khách hàng, chịu trách nhiệm thanh toán các khoản vay vốn, thực hiện đầu tư kinh doanh dự án khu thương mại - nhà ở cao tầng tại 213 Hòa Bình...”.

Với 2 “bửu bối” trên, Cty Đại Đô Thành đã ký hàng chục hợp đồng góp vốn, bán căn hộ... trên giấy cho khách hàng, thu về hàng chục tỉ đồng v.v... Trong khi trên thực tế, dự án chưa có chủ trương đầu tư, chưa đóng 250 tỉ đồng chuyển mục đích sử dụng đất và chưa có giấy phép xây dựng. Cuối năm 2010, ông Nguyễn Thanh Sơn - Tổng GĐ Cty Đại Đô Thành - bị Bộ CA bắt giam, người ta mới... té ngửa, vì mắc quả lừa, khi mua trúng căn hộ “3 không” (không giấy phép xây dựng, không chuyển mục đích sử dụng, không chủ trương đầu tư).

Phủi trách nhiệm?

Suốt thời gian qua, có không ít nạn nhân mua căn hộ tìm kiếm ông Võ Phước Hòa - với tư cách chủ đầu tư dự án - để hỏi cho ra lẽ. Song, ông Hòa đổ hết tội lỗi cho kẻ đang trong tù là ông Sơn và Cty Đại Đô Thành (?!). Đã thế, phía Seaspimex do ông Hòa làm Tổng GĐ còn tuyên bố: Người đứng ra thu tiền là Cty Đại Đô Thành chứ không phải Seaspimex. Seaspimex đã chấm dứt hợp đồng hợp tác với Đại Đô Thành. Mọi quyền lợi giữa Seaspimex và Đại Đô Thành đã giải quyết xong (?!). Ở đây, phải thấy rằng Sespimex do ông Hòa đại diện đã sai phạm hết sức nghiêm trọng, khi ký hợp đồng hợp tác và ủy quyền cho Cty Đại Đô Thành toàn quyền thực hiện dự án do Seaspimex đứng tên pháp lý. Việc vội vã ký các văn bản trên, trong khi các thủ tục chưa đúng quy định luật pháp đã tiếp tay cho Cty Đại Đô Thành... lừa người dân hàng tỉ đồng. Vì vậy, ông Hòa và Seaspimex không thể thoái thác và phủi trách nhiệm trước hàng chục nạn nhân bị lừa đảo.
(Theo Lao động)

Thị trường BĐS Tp.HCM trên đà phục hồi

Theo các sàn bất động sản, thị trường bất động sản Tp.HCM bất ngờ ghi nhận lượng giao dịch thành công tăng 5-10% ở thời gian này, trong kh... thumbnail 1 summary

Theo các sàn bất động sản, thị trường bất động sản Tp.HCM bất ngờ ghi nhận lượng giao dịch thành công tăng 5-10% ở thời gian này, trong khi Hà Nội giảm đến 25%.

Thống kê của các đơn vị phân phối dự án tại Hà Nội, tình hình giao dịch trên thị trường phía Bắc từ đầu tháng 6 giảm khá mạnh so với trước đó.  Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group cho biết, sau khi gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng chính thức được áp dụng, lượng khách hàng đến tìm hiểu dự án tăng mạnh, đặc biệt là với căn hộ dưới 70 m2/căn và giá không quá 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đơn vị này chủ yếu phân phối những căn hộ giá trên 15 triệu đồng/m2, do đó, giao dịch thành công giảm đáng kể.

Vị này cho biết, trong số khách hàng của Cen Group, hiện có khoảng 15-20 khách đang chờ đợi gói hỗ trợ. "Những khách hàng từng có ý định mua căn hộ có giá từ 15-17 triệu đồng đến nay cũng lưỡng lự. Một số nói rằng, họ chờ thông tin từ gói hỗ trợ rồi mới quyết", ông Hưng cho hay.

Tương tự là đơn vị phân phối nhiều dự án có giá dưới 15 triệu đồng, tuy nhiên, ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đất Xanh miền Bắc tiết lộ, lượng giao dịch bị giảm khoảng 25% so với tháng trước, trong khi số khách đến tìm hiểu lại tăng.


“Khách hàng đều nói rằng mình đủ điều kiện để vay gói hỗ trợ nên họ vẫn chờ đợi. Nhiều người trước đó đã định chồng tiền nhưng nay lại ra điều kiện nếu sàn làm việc được với ngân hàng đồng ý cho vay thì họ mới mua”, ông Quyết cho hay. 

Tại Công ty cổ phần Đầu tư và phân phối DTJ, lượng khách tìm hiểu dự án cũng tăng 30-40% nhưng số giao dịch lại giảm tương đương tỷ lệ đó.

Để gỡ khó, nhiều đơn vị phân phối cùng chủ đầu tư làm việc với các ngân hàng về việc giúp khách vay vốn từ gói hỗ trợ. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các sàn nhiều thủ tục xét duyệt, đệ trình vẫn còn vướng mắc khiến thị trường càng ảm đạm hơn.

Ngược với Hà Nội, tại Tp.HCM, lượng giao dịch nhà đất thành công qua sàn bất ngờ tăng nhẹ. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường phía Nam đang phản ứng tích cực hơn phía Bắc khi các thương vụ mua bán nhà đất tại Sài Gòn có xu hướng nhích lên.

Theo phản hồi của hệ thống sàn bất động sản khu Đông Tp.HCM, các căn hộ phân khúc trung và cao cấp trên thị trường sơ cấp như: Tropic, Imperial An Phú, Estela... bắt đầu có lượng giao dịch tăng trở lại. Nguyên nhân là nhờ chính sách bán hàng mới với thời gian thanh toán dài hơn và nhận nhà sớm hơn. Chẳng hạn như trường hợp của Imperial An Phú, trong quý I, dự án chỉ tiêu thụ được trung bình 9-10 căn một tháng. Thế nhưng từ tháng 4-5 trở đi, mãi lực tăng gấp 3-4 lần, giao dịch 30-40 căn một tháng.

Ngược chiều với Hà Nội, giao dịch tại Tp.HCM bắt đầu tăng nhẹ.

Tại khu Nam Tp.HCM, từ trung tuần tháng 5, lượng giao dịch thành công cũng có dấu hiệu khởi sắc. Dự án Khang Gia Tân Hương, nhận giữ chỗ từ tháng 5, đến trung tuần tháng 6 mở bán đã có 86 trên tổng số 99 căn có người đặt cọc.

Số thương vụ mua bán của tháng 5-6 theo thống kê của sàn giao dịch Khải Hoàn Land nhích nhẹ 10% so với 4 tháng đầu năm. Phân khúc có mãi lực tốt nhất là những căn hộ có giá 1,5- 3 tỷ đồng, nhà ở và căn hộ có vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, theo đánh giá của sàn Khải Hoàn Land, mặc dù thị trường đang chuyển mình thay đổi nhưng chưa bền vững.

Trong khi đó, sàn ACBR chào bán đợt đầu tiên 60 căn hộ An Tiến (huyện Nhà Bè) đã bán được 35% sản phẩm. Ngay cả công trình nghỉ xả hơi 12 tháng qua là dự án Hưng Phát (huyện Nhà Bè) cũng sốt ruột chuẩn bị mở bán. Chủ đầu tư tăng thời gian thi công lên thành 3 ca để chạy nước rút cho kịp tiến độ giao nhà vào năm sau.

Lượng giao dịch tăng giảm trái chiều ở 2 đầu Tp.HCM và Hà Nội được các chuyên gia lý giải có liên quan mật thiết đến phản ứng tâm lý vùng miền đối với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp địa ốc tại Hà Nội nhận định, đa số các dự án nhà được vay vốn ưu đãi ở phía Bắc chỉ mới khởi công, những dự án đã hoàn thiện còn nhiều vướng mắc về thủ tục giải ngân gói 30.000 tỷ nên khách hàng vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Điều này khiến cho giao dịch bất động sản tại Hà Nội sụt giảm mạnh.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty dịch vụ đầu tư Kiến Á, Trần Lê Khánh lý giải, Chính phủ đã có thông điệp rõ ràng về việc hỗ trợ người có thu nhập thấp mua nhà. Gói 30.000 tỷ đồng chỉ hỗ trợ người nghèo an cư hơn là bình ổn giá cả thị trường nhà đất nên tâm lý chờ giá giảm thêm cũng được giải tỏa dần

Theo ông Khánh, ở khu vực phía Nam, bất động sản đạt được sự ổn định và bám sát nhu cầu thực tế tốt hơn phía Bắc. Địa ốc Sài Gòn đã điều chỉnh giá, tái cơ cấu sản phẩm trước Hà Nội. Vì vậy, sau một khoảng thời gian dài nghe ngóng khảo sát, người dân Tp.HCM đưa ra quyết định nhanh hơn. Số dự án được vay ưu đãi lãi suất 6% tại phía Bắc cũng nhiều hơn phía Nam là lý do khiến tâm lý chờ đợi tại Hà Nội nặng nề hơn.

Chủ tịch một công ty địa ốc tại khu Nam Tp.HCM nhận xét, mức độ dao động tâm lý và tốc độ tăng giảm giá bất động sản tại thị trường Hà Nội còn lớn, mặt bằng giá còn cao là nguyên nhân tạo sự khác biệt về mãi lực so với Sài Gòn. Theo chuyên gia này, cần thêm một thời gian lan tỏa trong 12 tháng tới, chuyển động của thị trường sẽ rõ ràng hơn, đặc biệt là phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ.

Riêng Tổng giám đốc sàn giao dịch địa ốc Việt Đô, Mai Đức Hùng cho rằng gói 30.000 tỷ đồng chỉ có hiệu ứng tâm lý chứ không tác động đến mua bán trên thị trường. Ông Hùng cho rằng lãi suất tiền gửi đang trên đà điều chỉnh mới là nhân tố đủ sức nặng kéo dòng tiền chảy vào địa ốc.
    (Theo ĐTCK) 

    Nợ ngập đầu khiến chủ đầu tư Dự án 409 Lĩnh Nam “chết đứng“

    Thời điểm này, dự án 409 Lĩnh Nam có thể coi là là bóng đen u ám nhất của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội khi chủ đầu tư bỗng dưng bi... thumbnail 1 summary

    Thời điểm này, dự án 409 Lĩnh Nam có thể coi là là bóng đen u ám nhất của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội khi chủ đầu tư bỗng dưng biến mất…



    Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) còn có tên thương mại là Vinhhung Dominium tọa lạc trên khu đất rộng hơn 1,2 ha do Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng - một công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar làm chủ đầu tư.
    "Cú sốc" 409 Lĩnh Nam
    "

    Công trình có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, được khởi công ngày 22/1/2011. Từ cuối năm 2010, Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng đã tiến hành huy động vốn thông qua Sàn giao dịch bất động sản của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

    Vào thời điểm nhà đất hưng thịnh, hàng nghìn khách hàng đua nhau đổ tiền vào dự án này với hy vọng có được căn hộ trong mơ. Chị B – một khách hàng tại dự án cho biết tháng 8/2011 có mua lại một “suất” tại dự án với giá hơn 16,5 triệu đồng/m2. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau ngày khởi công rầm rộ xây được mấy bức tường bao, động thổ bằng vài ba nhát xúc, khoan đục thêm vài chiếc cọc nhồi, đến nay cả dự án vẫn chỉ như một cái ao tù nằm im bất động.

    Đến đầu năm 2012, nhiều nhà đầu tư vội vã xin rút vốn khỏi dự án. Các bên trung gian sau khi “mua đứt bán đoạn” khiến khách hàng chỉ còn "chiếc cọc" bấu víu duy nhất là Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng Cty Vĩnh Hưng). Nhưng chủ đầu tư cũng trong cảnh “sa lầy” và con đường rút vốn của khách hàng càng thêm gập ghềnh mà đường về xem chừng còn xa. Dự án 409 Lĩnh Nam dần trở thành “bóng đen” ám ảnh nhiều nhà đầu tư với viễn cảnh về một tương lại mịt mù.
    Chủ đầu tư biến mất, hé lộ thông tin động trời
    Con đường tìm lại tiền đã mất của khách hàng dự án 409 Lĩnh Nam trở nên tối đen khi khách hàng không sao tìm được ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Công ty TNHH Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng. Trong quá trình khách hàng của Công ty Vĩnh Hưng đi tìm Chủ tịch HĐTV lại phát hiện ra doanh nghiệp này đang nợ ngân hàng Bảo Việt 400 tỷ và số tiền giải ngân đã “không cánh mà bay” bởi một “canh bạc” mà Vĩnh Hưng tự tổ chức và "nhận quả đắng".

    Cụ thể, do cần vốn để xây dựng dự án này theo đúng tiến độ, Công ty Vĩnh Hưng đã thế chấp dự án này để vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Bank). Tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng là 400 tỷ, được giải ngân chia làm 2 đợt (đợt 1 225 tỉ; đợt 2 175 tỷ). Để được giải ngân số tiền 400 tỷ, Công ty Vĩnh Hưng phải mua thép của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXD&PTCN).

    Ngày 6/12/2012, phía Vĩnh Hưng đã ký hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH với Công ty CPXD&PTCN để mua thép xây dựng làm mục đích giải ngân. Theo hợp đồng thì phía Vĩnh Hưng đồng ý mua 32.000 tấn thép từ Công ty CPXD&PTCN với tổng số tiền là 512 tỷ.

    Phía Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Công ty CPXD&PTCN số tiền 226 tỷ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép theo như hợp đồng, Công ty Việt Hưng phải thanh toán nốt số tiền còn lại. Hợp đồng kinh tế này cũng ghi rõ: sau khi phía Việt Hưng có đơn đặt hàng, trong vòng 5 ngày nếu Công ty CPXD&PTCN không cung cấp hàng cho phía Vĩnh Hưng thì phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng là 226 tỷ đồng.

    Ngày 10/12/2012, Công ty CPXD&PTCN đã có văn bản yêu cầu Vĩnh Hưng cho tạm ứng số tiền 226 tỷ như đã ký kết trong hợp đồng kinh tế trước đó.

    Sau khi hợp đồng này được ký kết, Bảo Việt Bank đã chuyển số tiền 225 tỉ đến tài khoản của Công ty CPXD&PTCN. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi nhận được 225 tỷ từ ngân hàng Bảo Việt, Công ty Vĩnh Hưng không nhận được thép từ Công ty CPXD&PTCN như hợp đồng hai bên đã ký kết.

    Cho rằng phía đơn vị cung ứng thép cố tình chiếm đoạt số tiền 225 tỉ để sử dụng vào mục đích riêng, phía Vĩnh Hưng đã gửi văn bản yêu cầu đơn vị cung ứng thép hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng ban đầu. Tuy nhiên, từ đó đến nay, phía Công ty CPXD&PTCN vẫn cố tình phớt lờ.

    Không nhận được tiền giải ngân, thép cũng chẳng thấy đâu, hàng ngày phía Vĩnh Hưng vẫn phải è cổ trả khoản lãi suất khổng lồ theo như hợp đồng tín dụng. Rất nhiều lần, Công ty Vĩnh Hưng yêu cầu Công ty CPXD&PTCN làm rõ vụ việc nhưng đều bị khước từ. Về phía Tập đoàn Bảo Việt, được biết, sau khi nhận được đơn thư của Công ty Vĩnh Hưng, ngày 11/6/2013, tập đoàn này đã gửi đơn đến Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính, đề nghị hai đơn vị này vào cuộc để kiểm tra thông tin về sự việc.
    (Theo PLVN) 

    Đến thời của đất nền giá rẻ?

    Nắm bắt được tâm lý "ngán" căn hộ và xu hướng chuyển sang đầu tư vào đất nền giá rẻ, các DN địa ốc đã ồ ạt tung dự án, đón các n... thumbnail 1 summary

    Nắm bắt được tâm lý "ngán" căn hộ và xu hướng chuyển sang đầu tư vào đất nền giá rẻ, các DN địa ốc đã ồ ạt tung dự án, đón các nhà đầu tư. Đối tượng khách hàng chính của các dự án này là người có nhu cầu thật, người có tiền nhàn rỗi, kể cả nhà đầu tư.

    Những ngày trung tuần tháng 5/2013, Công ty TNHH MTV SunLand đã mở bán giai đoạn 1 dự án đô thị Nam Cầu Nguyễn Tri Phương. Giá gốc mà chủ đầu tư bán ra có 3 mức 4,4 triệu đồng/m2 đối với lô mặt đường 7,5m; 5 triệu đồng/m2 đối với lô mặt đường 10,5m và 5,5 triệu đồng/m2 đối với lô mặt đường 15m.

    Được biết, dự án có diện tích khoảng 16ha, bao gồm 987 lô đất nền, trong đó chỉ có hơn 20 lô biệt thự, còn lại đều là đất liền kề với chiều rộng mặt tiền 5m, diện tích mỗi lô khoảng hơn 90m2 và hiện đang thi công hạ tầng. Lãnh đạo SunLand cho biết hơn 800 lô đất nền thuộc dự án này đã được bán chỉ trong 20 ngày bán.



    Thông tin từ Công ty cổ phần Đất Xanh miền Trung cho biết, DN cũng đã bán thành công 100% số lượng sản phẩm đất nền biệt thự giai đoạn 1 gồm 120 lô của khu đô thị số 3 - dự án Nam Đà Nẵng. Đây là dự án có mức giá từ 1,8 triệu đồng/m2 đến 2,5 triệu đồng/m2 (đã bao gồm chi phí sang sổ), diện tích lô đất dao động từ 242m2 đến 500m2. 

    Tiếp nối thành công đó, ngày 29/6/2013, Đất Xanh miền Trung sẽ mở bán dự án mới tại phía Đông Nam Đà Nẵng với mức giá bình quân 210 triệu đồng/nền (đã bao gồm toàn bộ chi phí sang sổ). Đây được coi là mức giá bán hấp dẫn nhất tại thị trường BĐS miền Trung.

    Ghi nhận thông tin giao dịch từ các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) cũng cho thấy, giao dịch thành công chủ yếu ghi nhận tại các dự án đất nền có giá thấp, dao động từ 2,7 - 8 triệu đồng/m2, tương đương với khoảng 350 triệu - 1,2 tỷ đồng/nền.

    Làm gì để thành công

    Dù nhiều phân khúc khác của thị trường BĐS tiếp tục gặp khó, nhưng các dự án đất nền giá rẻ vẫn có thanh khoản. Đối tượng khách hàng chính của các dự án này là người có nhu cầu thật, người có tiền nhàn rỗi, kể cả nhà đầu tư. Câu hỏi được đặt ra lúc này là vì sao phân khúc này tiếp tục thu hút khách hàng và làm gì để thành công?

    Ông Trần Ngọc Thành - Tổng giám đốc Đất Xanh miền Trung chia sẻ: Hiện nay mặc dù thị trường BĐS miền Trung còn rất nhiều khó khăn nhưng vẫn có rất nhiều dự án có giao dịch lớn, đơn cử như chung cư Nest Home, chung cư Hoàng Anh Gia Lai và đất nền dự án Nam Đà Nẵng... Các dự án có tính thanh khoản tốt đều đảm bảo tiến độ thi công hoặc đã bàn giao nhà, đất. Ngoài ra việc cung cấp dịch vụ về BĐS trong giai đoạn này khách hàng rất quan tâm và rất thích chọn sản phẩm của những chủ đầu tư và đơn vị dịch vụ uy tín.

    Cũng theo ông Thành các dự án mà công ty tung ra trong thời gian qua được khách hàng đón nhận và trở thành sản phẩm được khách hàng ưa thích vì mức giá bán thấp. Ngoài ra, đây là dự án đất nền đã có sổ đỏ và giao nền ngay, phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng và nhà đầu tư.

    Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Thanh Hà - một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực BĐS cho rằng, việc hàng loạt các dự án đất nền được thị trường hấp thụ trong một thời gian ngắn khi mà bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng như hiện nay tuy lạ, nhưng cũng không phải là điều khó hiểu.

    Theo ông Hà, có 3 lý do để các chủ đầu tư có thể “dụ” khách hàng mau chóng bỏ tiền ra mua: Thứ nhất, trước đây khi thị trường sôi động, giá BĐS nơi đây thường rơi vào khoảng gần 10 triệu đồng/m2, nay đã giảm xuống hơn một nửa nên khách hàng thấy quá rẻ đã đổ xô vào mua.

    Thứ hai, việc cơ sở hạ tầng của các dự án tương đối hoàn chỉnh, dự án nằm trên các tuyến giao thông trọng điểm đã tạo ra cho dự án một vị trí khá thuận lợi, rút ngắn đường vào trung tâm thành phố cũng như sang biển, đi Hội An đã làm tăng giá trị của khu đất lên nhiều. Yếu tố cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là uy tín, thương hiệu của chủ đầu tư cũng tác động không nhỏ đến những thành công này.

    Trong bối cảnh hiện nay, nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, thị trường BĐS vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt đối với những dự án giá rẻ. Do đó, nếu khách hàng không chọn kỹ dự án, thì rất dễ rơi vào những dự án “ma”, vì có những dự án bán hàng chục năm vẫn chưa triển khai gì, thậm chí chưa làm hạ tầng...
    (Theo TBNH)

    Cập nhật tiến độ một số dự án BĐS khu vực Cầu Giấy

    Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về tình hình tiến độ một số dự án BĐS khu vực Cầu Giấy như: Nhà ở cao tầng NO2, dự án Thăng Long Mansi... thumbnail 1 summary

    Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về tình hình tiến độ một số dự án BĐS khu vực Cầu Giấy như: Nhà ở cao tầng NO2, dự án Thăng Long Mansion, dự án Hỗn hợp chung cư cao tầng CT3...

    Dự án Nhà ở cao tầng NO2

    Dự án NO2 thuộc dự án xây dựng nhà chung cư cao tầng NO1, NO2, NO3 khu tái định cư phục vụ công tác GPMB phía tây nam trường đại học Thương mại.

    Chủ đầu tư là UBND quận Cầu Giấy, đơn vị thi công là công ty cổ phần đầu tư xây dựng UDIC.
    Diện tích : 3052,7 m2.
    Qui mô : 02 tầng hầm, 21 tầng cao.
    Dự án đã xây xong phần thô.

     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư

    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
    Dự án đã xây xong phần thô

    Dự án Thăng Long Mansion

    Dự án Thăng Long Mansion có tên đầy đủ là dự án Tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở Mỹ Đình, một tổ hợp bao gồm trung tâm thương mại, khu văn phòng và căn hộ cao cấp.

    Dự án do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Thăng Long làm chủ đầu tư. Saigon Pearl

    Công trình gồm 5 tòa nhà được xây dựng trên khu đất có diện tích 15.500m2 với 5 tòa gồm 2 khu văn phòng 17 tầng, chung cư có 2 block A và B cao 30 tầng, văn phòng 21 tầng.

    Dự án được khởi công vào năm 2009
    Dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2013.
    Dự án đang thi công phần thân.

     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư

    Dự án Hỗn hợp chung cư cao tầng CT3

    Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hà Nội.

    Nằm trên mặt đường Lê Đức Thọ gần về phía đường Hồ Tùng Mậu (ĐH Thương Mại), cạnh Chung cư FLC Landmark Tower và khu đô thị Mỹ Đình II.
    Quy mô : 21 tầng gồm hai tầng hầm.
    Khởi công xây dựng: Quý I/2011
    Dự kiến bàn giao căn hộ: Quý I/2013
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
     
    tiến độ, dự án, Cầu Giấy, Thăng Long, tái định cư, chủ đầu tư
    (Theo Vietnamnet) 

    Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

    Khách hàng "tá hỏa" khi 2 công ty thứ cấp dự án Văn Phú bị đình chỉ

    Giao tiền mua nhà cho các công ty thứ cấp, hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ có th... thumbnail 1 summary

    Giao tiền mua nhà cho các công ty thứ cấp, hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ có thể không nhận được nhà hoặc “trắng tay” khi các công ty thứ cấp này đã chính thức bị chủ đầu tư dự án đình chỉ hoạt động.


    Ngày 20/6, Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest chủ đầu tư dự án chung cư Văn Phú – Victoria (Hà Đông, Hà Nội) đã đình chỉ hai công ty thứ cấp là công ty CP đầu tư xây dựng bất động sản Landmark và công ty cổ phần Tập đoàn Đông Thiên Phú (công ty thứ cấp được hiểu là những đối tác mua gom số lượng lớn căn hộ của chủ đầu tư sau đó phân phối lẻ cho khách hàng).

    Sau khi thông tin được chủ đầu tư đăng tải trên trang web, hàng chục khách hàng mua nhà qua hai thứ cấp này mới “tá hỏa” đến gặp chủ đầu tư để hỏi về số phận căn hộ mà họ đã mua.

    Chị Trần Thị Nguyệt (khách hàng mua căn hộ tòa V2 Văn Phú) cho biết, năm 2010 chị đã ký hợp đồng mua nhà qua công ty CP Tập đoàn Đông Thiên Phú, giá mua căn hộ là 16 triệu đồng/m2, giá trị hợp đồng 1,8 tỷ đồng. Giữa năm 2012 chị đã nộp tổng cộng 70% giá trị tương ứng 1,286 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi biết thông tin, chủ đầu tư đình chỉ hợp đồng với công ty Đồng Thiên Phú, chị đã đến công ty Đông Thiên Phú để hỏi rõ và yêu cầu phía công ty làm xác nhận số tiền đã đóng thế nhưng phía công ty không thực hiện. Sau đó, chị đến công ty CP Đầu tư Văn Phú để tìm hiểu thông tin thì được biết, theo báo cáo tổng hợp mà công ty Đông Thiên Phú gửi cho chủ đầu tư thì trường hợp của chị Nguyệt mới chỉ đóng 50% giá trị hợp đồng.

    Như vậy, số tiền tương ứng 20% giá trị khoảng gần 400 triệu đồng giờ chị Nguyệt không biết hiện được công ty Đông Thiên Phú sử dụng vào mục đích gì? “Chúng tôi đã phải tích cóp cả đời mới dành dụm được ít tiền để mua nhà ở, giờ xảy ra chuyện như vậy tôi thật sự lo lắng, nếu công ty Đông Thiên Phú không xử lý cho khách hàng thì tôi sẽ làm đơn gửi cơ quan chức năng.” chị Nguyệt cho biết.

    Nhiều khách hàng mua nhà dự án Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) mua nhà qua các công ty thứ cấp có thể sẽ không thể nhận được nhà.
    Tương tự như trường hợp của chị Nguyệt, anh Nguyễn Tài Tú ( khách hàng mua căn hộ V1) cho biết, mặc dù anh đã nộp cho công ty Đông Thiên Phú 80% giá trị căn hộ nhưng theo số liệu phía chủ đầu tư cung cấp căn cứ vào báo cáo của công ty Đông Thiên Phú thì số tiền thực nộp mới chỉ là 70%.

    Không chỉ có hai trường hợp trên mà qua tìm hiểu của PV, còn rất nhiều các khách hàng mua nhà của công ty Đông Thiên Phú cũng trong tình cảnh giống như vậy.

    Trước phản ánh của khách hàng, PV đã liên lạc với ông Vũ Mạnh Tưởng – Giám đốc sàn bất động sản Đông Thiên Phú (17 Ngụy Như Kom Tum, Hà Nội), ông Tưởng cho biết, danh sách khách hàng mà công ty chuyển cho chủ đầu tư chỉ là danh sách “dởm”. Danh sách chính xác công ty hiện đã gửi cho thanh tra Bộ Xây dựng. Đến ngày thứ 4 (26/6), kết thúc thanh tra phía công ty mới có thể cung cấp danh sách thực cho phóng viên.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao có sự chênh lệch giữa số tiền thực nộp của khách hàng với số tiền mà Đông Thiên Phú đã nộp cho chủ đầu tư và số tiền nợ thực tại của công ty Đông Thiên Phú là bao nhiêu thì vị giám đốc này vẫn trả lời rất vòng vo rằng: “công ty Đông Thiên Phú chỉ còn thiếu chủ đầu tư khoảng 3,5 tỷ đồng là hoàn thành 70% giá trị hợp đồng. Kế hoạch thanh toán cho phía chủ đầu tư đã được công ty lên kế hoạch”.

    Tuy nhiên, về phía chủ đầu tư, ông Hạ Quyết Chiến – Phó tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Văn Phú cho biết, thời gian vừa qua, sau khi kiểm tra đối chiếu thông tin từ một số công ty thứ cấp mua nhà tại dự án Văn Phú, chủ đầu tư đã phát hiện ra việc một số công ty thứ cấp đang chiếm dụng vốn của khách hàng. Qua phản ánh của khách hàng, ghi nhận nhiều trường hợp đã hoàn thành rất nghiêm túc việc đóng tiền với số tiền nộp tương ứng 90-95% giá trị hợp đồng. Thế nhưng, các công ty thứ cấp này lại thông báo chỉ đóng 70% thậm chí 50%. Điều này chứng tỏ, các thứ cấp này không sử dụng số tiền đã thu của khách hàng đúng mục đích và không nộp đủ cho chủ đầu tư gây ảnh hưởng đến tiến độ của công trình cũng như quyền lợi của khách hàng.

    Cũng theo ông Chiến, khi các công ty thứ phát không hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo đúng hợp đồng, phía chủ đầu tư sẽ buộc phải ký hợp đồng thanh lý và thu hồi toàn bộ số căn hộ này. Đây là điều phía chủ đầu tư không hề mong muốn bởi cuối cùng thì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là khách hàng. Các khách hàng đã mua các căn hộ đó qua công ty thứ cấp sẽ không được hưởng bất cứ quyền lợi gì.
    (Theo VnMedia)

    Tập đoàn VinaMegastar: Từ đỉnh cao đến bờ vực thẳm vì bất động sản

    Từ một tập đoàn mang đậm dấu ấn ngành công nghiệp nặng, Vina Megastar đang đứng bên bờ vực thẳm bởi hàng loạt dự án bất động sản bê bối. ... thumbnail 1 summary

    Từ một tập đoàn mang đậm dấu ấn ngành công nghiệp nặng, Vina Megastar đang đứng bên bờ vực thẳm bởi hàng loạt dự án bất động sản bê bối.

    Dấu ấn tập đoàn công nghiệp nặng...

    Tại nhiều công trường xây dựng dự án thủy điện, nhiệt điện, cảng biển, cái tên Vina Megastar làm chúng tôi khá bất ngờ với những sản phẩm cần trục hạng nặng được sử dụng sức nâng đến 180 tấn.

    Càng bất ngờ hơn, khi biết đây là sản phẩm hoàn toàn được sản xuất trong nước tại nhà máy cần trục Megastar (xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Sản phẩm có mặt trên nhiều địa phương, như công trình Thủy điện Bình Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế), Thủy điện Nho Quế 2 (tỉnh Hà Giang), Nhà máy cần trục cảng và kết cấu thép huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh)…
    Phối cảnh dự án Megastar Xuân Đỉnh

    Qua tìm hiểu được biết, Vina Megastar khởi đầu với tên gọi Công ty TNHH Thép Techmart, thành lập ngày 6/8/2001 tại Hà Nội với trụ sở đầu tiên tại số 45 - Khâm Thiên (quận Đống Đa). Ngành nghề kinh doanh ban đầu của Vina Megastar là sản xuất các sản phẩm cơ khí và kinh doanh sắt thép…

    Sau hơn 10 năm phát triển trong lĩnh vực công nghiệp nặng, đơn vị này có khả năng gia công dầm thép sử dụng trong nhà cao tầng với công suất 50.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ tiên tiến của Italy, Nhật Bản, đảm bảo độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà cao tầng đến 100 tầng bằng kết cấu thép.

    Ngoài nhà máy cần trục Megastar tại Hưng Yên, Megastar cũng đang sở hữu các nhà máy sản xuất gia công cơ khí tại huyện An Dương (TP. Hải Phòng); nhà máy cần trục cảng và kết cấu thép tại huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh)…

    Riêng lĩnh vực công nghiệp, Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar hiện có các công ty thành viên, bao gồm: Công ty TNHH Cơ khí và Xây dựng Megastar (Megastar E&C), hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cơ khí, sản xuất sắt thép, cần trục, nhà khung thép nhẹ…; Công ty TNHH Megastar thương mại (Megastar Steel Trading) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu sắt thép, pha cắt thép chuyên dụng và Công ty cổ phần Năng lượng Megastar (Megastar Energy) hoạt động trong lĩnh vực khai thác khí đốt, quặng, xây dựng nhà máy nhiệt điện…

    Doanh thu của Vina Megastar năm 2008 đạt 1.864 tỷ đồng, với lợi nhuận hàng chục tỷ đồng. Nhưng đó là câu chuyện của một Vina Megastar 5 năm về trước, khi tập đoàn tư nhân này chưa bước chân vào lĩnh vực bất động sản.

    ... đến những dự án bất động sản tai tiếng

    Năm 2008, khi việc đầu tư vào các sản phẩm công nghiệp cho kết quả khả quan, Vina Megastar chính thức bước chân sang lĩnh vực bất động sản với dự án đầu tiên là Megastar Xuân Đỉnh (dự án này sau đó còn có nhiều tên gọi khác như: Ciri Xuân Đỉnh, Megastar Dominium Hoa Binh Park, C2 Xuân Đỉnh…).

    Dự án được khởi công tháng 2/2009 trên diện tích đất hơn 2.500 m2 tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm (cạnh Công viên Hoà Bình hiện nay). Công trình cao 25 tầng, với các loại căn hộ diện tích từ 76 m2, 78 m2, 88 m2 đến 92 m2 (có từ 2 đến 3 phòng ngủ) với giá bán 16 - 19 triệu đồng/m2. Vina Megastar khi đó kỳ vọng tạo ra một dòng sản phẩm mới của thị trường bất động sản - căn hộ diện tích trung bình, dành cho các cặp vợ chồng mới lập gia đình, với giá bán vừa túi tiền.

    Phải nói rằng, chiến lược trên của Vina Megastar khi đó là hoàn toàn mới, đánh trúng nhu cầu thị trường bất động sản đang thiếu trầm trọng loại căn hộ có diện tích nhỏ. Chỉ có điều, kinh nghiệm của một đơn vị sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp nặng đã không giúp Vina Megastar thực hiện Dự án đến nơi đến chốn. Đó là chưa kể việc lựa chọn một đối tác phân phối sản phẩm đã quá mạnh tay trong việc kêu gọi, huy động vốn của khách hàng (khi mà thủ tục pháp lý của Dự án chưa hoàn thiện) khiến Dự án sau đó gặp nhiều trắc trở, kiện tụng và Dự án Megastar Xuân Đỉnh vẫn là mớ “bòng bong” của Megastar cho đến ngày hôm nay.

    Nhắc đến những bê bối của Vina Megastar trong lĩnh vực bất động sản, ngoài Megastar Xuân Đỉnh, còn phải kể đến 3 dự án khác của đơn vị này là: Dự án chung cư 409 - Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Dự án cao ốc Hesco Văn Quán (quận Hà Đông, Hà Nội) và Dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ 2 (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

    Dự án chung cư 409 - Lĩnh Nam còn có tên thương mại là Vinhhung Dominium tọa lạc trên khu đất rộng hơn 1,2 ha, gồm tổ hợp 2 công trình có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng (25 tầng và 35 tầng) và 1 khu nhà thấp tầng nằm giữa 2 toà nhà. Công trình có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, được khởi công ngày 22/1/2011.

    Từ cuối năm 2010, Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, công ty con của Vina Megastar đã tiến hành huy động vốn cho Dự án. Rất tiếc, sau khi khởi công một thời gian ngắn, việc thi công Dự án đã bị tạm dừng vô thời hạn. Nhiều khách hàng, nhà đầu tư cá nhân góp vốn vào dự án này đang đứng trước nguy cơ mất trắng khoản tiền đã góp vốn vào dự án khi công trình hoàn toàn bất động gần 3 năm nay.

    Một dự án tai tiếng khác của Vina Megastar là Hesco Văn Quán có tên gọi đầy đủ là trung tâm thương mại - chung cư cao tầng Hesco -Megastar do Công ty cổ phần Bất động sản Megastar và Công ty cổ phần Thiết bị thủy làm chủ đầu tư.

    Dự án gồm 1 toà tháp đôi 50 tầng và toà nhà 45 tầng với các căn hộ chung cư có diện tích 89 - 118 m2. Theo hợp đồng góp vốn của khách hàng mua căn hộ Dự án Hesco Văn Quán, thời gian bàn giao căn hộ là vào cuối năm 2013, nhưng đến nay, Dự án vẫn chỉ là khu đất trống ngổn ngang. Khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp cũng bất lực trong việc đòi lại hàng chục tỷ đồng vốn góp vào dự án này.

    Ngoài ra, Vina Megastar còn là chủ đầu tư một dự án bất động sản “khủng” khác là Khu công nghiệp Yên Mỹ 2. Dự án được quy hoạch trên diện tích 200 ha, với tổng vốn đầu tư lên đến 1.500 tỷ đồng đang trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng đã “bất động” suốt từ năm 2010 đến nay. Với Khu công nghiệp Yên Mỹ 2, Megastar cũng bày tỏ ý định xây dựng một dòng sản phẩm bất động sản công nghiệp “xanh”, hướng đến việc thuê đất của những nhà đầu tư công nghệ cao, nhưng đến nay, ý tưởng đó vẫn chỉ nằm trên giấy.

    Câu chuyện của Vina Megastar chưa thể đi đến hồi kết nếu các khách hàng, đối tác, cả pháp nhân và thể nhân có liên quan đến việc mua, bán bất động sản, trái phiếu của công ty này chưa được thỏa mãn quyền lợi.

    Quyền lợi, trách nhiệm của từng bên sẽ được cơ quan chức năng làm rõ trong thời gian tới. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, câu chuyện của Vina Megastar sẽ là bài học đáng tham khảo cho các nhà đầu tư có ý định bước chân vào lĩnh vực bất động sản trong tương lai.
    (Theo Đầu tư) 

    Dự án SaiGon One Tower: Chờ đến bao giờ?

    Theo thông tin trên website của Saigontourist, dự án sẽ được hoàn tất vào năm 2010. Nhưng sau đó được dời sang năm 2011, rồi sang tháng 4... thumbnail 1 summary

    Theo thông tin trên website của Saigontourist, dự án sẽ được hoàn tất vào năm 2010. Nhưng sau đó được dời sang năm 2011, rồi sang tháng 4/2012. Đến nay, nửa năm 2013 đã trôi qua, nhưng cao ốc này vẫn còn ngổn ngang sắt thép, bê tông. Điều đáng nói là mặc dù dự án đã hoàn thành hơn 80% hạng mục nhưng lại vẫn đứng im. Tại sao?

    Dự án Saigon One Tower (quận 1, Tp.HCM) dù đã hoàn thành hơn 80% hạng mục nhưng vẫn bất động gần 2 năm nay.


    Nằm trên bờ sông Sài Gòn, công trình xây dựng tòa tháp 41 tầng Saigon M&C Tower hiện vẫn trống không với chỉ 2 nhân viên bảo vệ. Nhiều sợi dây thừng vẫn treo lủng lẳng từ tầng 1 đến tầng 6, vốn được thiết kế để dành cho khu trung tâm thương mại rộng 23.000 m2. Ở những tầng còn lại, cửa kính vẫn chưa được gắn”. Hãng tin Bloomberg đã viết một cách hình tượng như thế trong bài: “Cao ốc văn phòng trống không, mộng làm giàu vỡ nát” khi nói về thị trường văn phòng Tp.HCM cuối năm 2012.

    Không chỉ Bloomberg, nhiều hãng tin nước ngoài khác và các tờ báo của Việt Nam vẫn thường sử dụng hình ảnh dự án Saigon One Tower (trước đây là M&C Tower) để minh họa cho sự đóng băng của thị trường bất động sản Việt Nam trong 2 năm trở lại đây.

    Saigon One Tower nằm ở góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp.HCM bao gồm một khối bệ làm trung tâm thương mại dịch vụ cao 6 tầng, một khối văn phòng đạt chuẩn quốc tế cao 34 tầng và khối căn hộ gồm 133 căn hộ cao cấp, cùng các dịch vụ tiện nghi khác. Tổng vốn đầu tư theo công bố ban đầu là khoảng 200 triệu USD.

    Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn M&C, một liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) với Công ty Cổ phần M&C, Ngân hàng Đông Á và Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á. Nhà thầu chính là BouyGues Batiment International (Pháp). Ngoài ra, còn có các tên tuổi lớn như DP Architects của Singapore (thiết kế kiến trúc), Cisco Systems của Mỹ (tư vấn hệ thống mạng quản lý tòa nhà).

    Theo thông tin trên website của Saigontourist, dự án sẽ được hoàn tất vào năm 2010. Nhưng sau đó được dời sang năm 2011, rồi sang tháng 4.2012. Đến nay, nửa năm 2013 đã trôi qua, nhưng cao ốc này vẫn còn ngổn ngang sắt thép, bê tông. Điều đáng nói là mặc dù dự án đã hoàn thành hơn 80% hạng mục nhưng lại vẫn đứng im. Tại sao?

    Theo ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Saigontourist, đơn vị nắm 30% vốn của dự án, có 3 lý do khiến Saigon One Tower bất động trong gần 2 năm qua. Trước hết là do các cổ đông chưa thu xếp được vốn để tiếp tục xây dựng. Thứ hai, việc ngừng thi công cũng là một cách giãn tiến độ để chờ thị trường hồi phục. Đền bù giải tỏa cũng là một vấn đề mà dự án đang gặp phải.

    Hiếm có dự án nào như Saigon One Tower, mặc dù đã xây dựng gần xong, nhưng phía đường Hàm Nghi vẫn còn vài căn nhà chưa thể giải tỏa. Một số căn được cho thuê làm cửa hàng mua bán văn phòng phẩm vẫn hoạt động bình thường. Thậm chí một quán nhậu vẫn được mở trong khu đất của dự án, bất chấp cần cẩu đang treo lơ lửng ở phía trên.

    Nhìn vào tình hình thị trường hiện nay, những lý do mà ông Việt đưa ra có vẻ phù hợp. Lượng cung văn phòng tại Tp.HCM dường như đã đến ngưỡng bão hòa khi cung ngày càng tăng, giá ngày càng giảm. Theo khảo sát của Savills Việt Nam, quý I/2013, thị trường văn phòng Tp.HCM đạt công suất cho thuê 87%, tăng 2 điểm phần trăm so với quý trước. Trong khi đó, giá thuê trung bình toàn thị trường tiếp tục giảm 2% so với quý trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Một số cao ốc tại Tp.HCM dù đã đi vào hoạt động khá lâu nhưng công suất cho thuê vẫn rất thấp. Như Bitexco Financial Tower dù đã khai trương từ cuối tháng 10.2010 nhưng chỉ mới lấp đầy được 70%.

    Nếu khó khăn như thế, tại sao chủ đầu tư không bán dự án đi? Một số giám đốc đầu tư của các công ty môi giới bất động sản cho biết Saigon One Tower có vị trí rất đắc địa. Do đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang muốn mua lại dự án này; nếu chủ đầu tư chịu bán, họ sẽ sẵn sàng đàm phán.

    “Đây là dự án chiến lược của M&C. Khó khăn hiện tại cũng chỉ là ngắn hạn và có thể giải quyết được nên chưa bao giờ các cổ đông có ý nghĩ bán dự án này”, ông Việt cho biết.

    Tạm bỏ qua nguyên nhân khiến Saigon One Tower dừng lại trong thời gian qua, câu hỏi được nhiều người quan tâm là khi nào dự án mới khởi động trở lại và khi nào sẽ hoàn thành. Bởi lẽ, theo chủ đầu tư, một khi hoàn thành, Saigon One Tower không chỉ hài hòa với quy hoạch đô thị cho khu trung tâm, mà còn tạo thêm điểm nhấn nghệ thuật cho Thành phố. Điểm nhấn của Thành phố nhưng lại ngổn ngang như Saigon One Tower là điều không nên chút nào.

    “Các cổ đông và ban lãnh đạo công ty đã làm việc với nhà thầu và có thể sẽ thi công dự án trở lại trong một thời gian ngắn sắp tới”, ông Việt cho biết. Tuy nhiên, ông không cho biết cụ thể “sắp tới” là khi nào. Và rõ ràng, với lịch sử về thời gian dự kiến hoàn thành luôn thay đổi, từ năm 2010 rồi đến 2011 và 2012, không ai dám chắc dự án Saigon One Tower sẽ được hoàn thành trong năm 2013.
    (Theo NCĐT)

    Cận cảnh sự vắng khách tại các trung tâm thương mại

    Thời điểm kinh tế khó khăn, rất ít khách nên dù giá thuê địa điểm giảm, các trung tâm thương mại cũng không có mấy người đến kinh doanh. ... thumbnail 1 summary

    Thời điểm kinh tế khó khăn, rất ít khách nên dù giá thuê địa điểm giảm, các trung tâm thương mại cũng không có mấy người đến kinh doanh.


    Trung tâm thương mại Hàng Da (Hàng Da Galerria) được hoàn thành vào cuối năm 2010 trên cơ sở hiện đại hóa chợ cũ cùng tên.


    Sau hơn 2 năm hoạt động, các kiốt trong chợ vẫn vắng người thuê, khách thăm quan cũng rất ít. Xen kẽ giữa vài cửa hàng còn mở cửa là hàng loạt kiốt khóa kín, không kinh doanh.


    Trung tâm Hàng Da chỉ còn tầng một hoạt động kiểu "cầm cự", khu vực từ tầng 2 trở lên đang trong quá trình tu sửa.


    Nhiều chủ kiốt đã phải đóng cửa và dán giấy tìm người bán lại hoặc cho thuê do ế ẩm và thua lỗ.

    Quầy hàng trong chợ quây bạt, các tiểu thương đóng cửa về sớm dù mới giữa giờ chiều. Những người còn ở lại thì ngồi nói chuyện với nhau hoặc tìm trò tiêu khiển.


    Khu vực phía sau một loạt quầy bán quần áo được tận dụng xếp hàng ngổn ngang.


    Trung tâm Grand Plaza trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) từng được ví như thiên đường mua sắm, sau 2 năm hoạt động, đến cuối 2012 đã phải đóng cửa, chủ đầu tư và khách không thống nhất được giá và các chi phí thuê.


    Tại Trung tâm thương mại Parkson Keangnam Land Mark Tower (đường Phạm Hùng) ít cảnh đóng cửa quầy hàng nhưng ít khi nhìn thấy bóng dáng khách.


    Những người vào đây chủ yếu đi ngắm hàng và "tận hưởng" không khí mát mẻ hơn ngoài trời.


    Khách vắng, nhân viên ngồi giải khuây nói chuyện hoặc chơi máy tính.


    Tầng bày bán đồ trẻ em hút các khách nhí nên được các bậc phụ huynh đưa đến chơi.


    Hầu hết các gian hàng đều trưng biển giảm giá từ 10% - 50% nhưng vẫn không hấp dẫn được khách.


    Một gian hàng của thương hiệu Carol bỏ trống trong Parkson Keangnam.

      (Theo ĐTCK)